Xác cây rừng phủ kín bộ xương khô........
(Part 1)
Trong thập niên 1960, Hoa Kỳ đưa hàng trăm biệt kích quân Việt Nam xâm
nhập vào miền bắc Việt Nam. Sau đó người Hoa Kỳ báo cáo là họ đã chết,
nhưng nhiều biệt kích quân vẫn cố gắng sống sót qua các trại tù nơi miền
bắc, để rồi chôn vùi câu chuyện trong “tấm vải liệm (xác chết)” nhiều
năm. Có ít nhất 200 biệt kích quân Việt Nam đã sống sót qua thời gian tù
đầy, tra khảo, đầy đọa và đã đến định cư tại Hoa kỳ. Họ tin rằng, vẫn
còn 88 biệt kích quân, đồng đội của họ bị giam giữ.
Các hoạt động bí mật, không thành công nơi miền bắc Việt Nam được biết có mật danh Oplan 34A (Kế Hoạch Hành Quân 34 Alpha). Do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA khởi động từ năm 1961, đến năm 1964 bàn giao cho bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ, qua trung gian MACV. Theo những tài liệu, tờ báo New York Times sưu tầm được, Hoa Kỳ huấn luyện biệt kích quân Việt Nam, đưa họ xâm nhập vào miền bắc Việt Nam, rồi xoá tên từng người một trong sổ lương năm 1965. Nhiều biệt kích quân theo đạo Thiên Chúa Giáo, đã chạy trốn cộng sản trong những năm 1950, và biết tiếng tiếng điạ phương.
Vài tài liệu nói về những cái chết của biệt kích quân trong toán Scorpion. Tuy nhiên đài phát thanh Hà Nội thông báo, và cơ quan CIA thâu lại, cho rằng toán biệt kích bị bắt sống trong tháng Sáu năm 1964. Nhiều biệt kích quân bị đầy đọa, giam cầm trong những điều kiện không thể diễn tả bằng lời nói được. Dầu sao chăng nữa, cơ quan CIA tuyên bố họ đã chết và trả cho gia đình họ một số tiền khoảng 4000 đô la, cho sự hy sinh của họ.
CÂU CHUYỆN CỦA BKQ Mộc A Tài (toán Dragon) bị giam cầm từ 1962-1982
Nhóm “Biệt Kích Quân Bị Mất Tích” chúng tôi dò thám cho cơ quan CIA từ năm 1960, và bắt đầu nhẩy dù bí mật xuống miền bắc Việt Nam.
Đến năm 1964, bộ Quốc Phòng / TTM (Pentagon) Hoa Kỳ qủa quyết rằng, các biệt kích quân đã bị chết trong cảnh tù đầy, hoặc phải làm việc cho địch quân, và tiếp tục gửi ra ngoài bắc những toán biệt kích mới.
Đến năm 1968, đã có khoảng 500 biệt kích quân bị bắt, giam cầm nơi miền bắc Việt Nam. Và gia đình của các biệt kích quân được thông báo là họ đã chết. Hai mươi năm sau, hơn 500 biệt kích quân được trả tự do, từ những trại tù ngoài bắc. Nhiều biệt kích quân đã sống sót qua thời gian tù đầy, có người bị giam cầm gần 30 năm.
Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, hiệp định Paris được ký kết, có hiệu lực cho tất cả những ai liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Các tù binh chiến tranh sẽ được trả tự do, và các biệt kích quân mong chờ ngày được trở về.
TOÁN BIỆT KÍCH ATLAS, (3/1961)
Toán biệt kích Atlas nhẩy dù ra ngoài bắc trong tháng Ba năm 1961, gồm có bốn người: trưởng toán Nguyễn Hữu Quang, ba toán viên, Nguyễn Hữu Hồng, Từ Đức Khải (chết trong lúc chiến đấu), và Trần Việt Nghiã.
TOÁN BIỆT KÍCH CASTER, SƠN LA (27/5/1961)
Toán biệt kích Caster dưới quyền chỉ huy của Hà Văn Chấp, cùng với các toán viên: Đinh Văn, Quách Thưởng, Phạm Công Thương được đưa vào Saigon, sau khi họ đã tình nguyện thi hành nhiệm vụ bí mật nơi miền bắc. Khi nhân viên phòng 45 cho họ biết sẽ được thả dù xuống khu vực tỉnh Sơn La, họ cũng không thắc mắc về nhiệm vụ của toán biệt kích. Trong tháng Năm, toán biệt kích bốn người được đặt tên là Caster. Sau đó toán Caster nhẩy dù xuống tỉnh Sơn La trong khi các đơn vị võ trang của miền bắc đang chờ đợi họ.
Ít lâu sau khi bị bắt, nhân viên truyền tin bị ép buộc phải làm việc cho họ, Nha Phản Gián miền bắc. Anh ta báo cáo về Saigon rằng, toán biệt kích Caster đã đặt chân xuống miền bắc an toàn. Toán Caster vẫn tiếp tục hoạt động độc lập (thực ra đã bị bắt) cho đến tháng Bẩy năm 1963, khi cơ quan Tình Báo CIA cho rằng đã mất liên lạc với toán biệt kích, lần cuối cùng toán Caster liên lạc được, ở trên đất Lào.
TOÁN BIỆT KÍCH DRAGON, MÓNG CÁY (10/3/1962)
Toán biệt kích Dragon hoạt động trong vùng Móng Cáy từ ngày 10 tháng Ba năm 1962 cho đến tháng Mười Một năm 1968.
Các biệt kích quân trong toán Dragon sau khi đã hoàn tất khóa nhẩy dù, xử dụng vũ khí, mưu sinh và tình báo. Họ được huấn luyện đặc biệt thêm khoảng ba tháng trước khi được đưa đi xâm nhập vào miền bắc Việt Nam. Khoá huấn luyện này cho họ biết những tin tức mới nhất về chế độ cầm quyền miền bắc khi họ vào tiếp thu, kể từ năm 1954. Những tin tức mới này sẽ cho các biệt kích quân thêm khả năng mưu sinh nơi hậu phương địch. Toán biệt kích Dragon được đưa đi thăm trại tạm cư Sơn Trà, ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Trại tạm cư này nhận những người tỵ nạn vượt tuyến từ ngoài bắc vào miền nam. Người mới đến phải khai báo và qua thủ tục hành chánh trước khi được đưa vào trong miền nam định cư.
Buổi thuyết trình do một sĩ quan Việt Nam đảm trách được một hồi chánh viên tháp tùng. Đề tài bao gồm: hệ thống hành chánh chế độ miền bắc, từ trung ương xuống đến làng xã, hệ thống an ninh, các đơn vị an ninh, quốc phòng, tự vệ nơi miền bắc. Thuyết trình viên cũng nói về đời sống dân chúng ngoài bắc, sự di chuyển, chế độ kiểm soát, hộ khẩu, v.v...
Tất cả các biệt kích quân trong toán Dragon đều có gốc rễ nơi miền bắc. Họ nói rành ngôn ngữ, cách phát âm, biết rõ phong tục, tập quán điạ phương. Trong khóa huấn luyện, toán viên mới nhận ra mình cần phải học hỏi nhiều danh từ mới, từ một chế độ mới nơi miền bắc. Những danh từ trước năm 1954, nay đã ít được xử dụng.
Toán biệt kích Dragon gồm có: Mộc A Tài trưởng toán, và các toán viên Vòng A Ung, Trênh A Sam, Giáp Tú Cam, Vòng Hàng Quay, và Trần Văn Mẫn. Cả sáu người đều thuộc sắc tộc thiểu số Nùng. Họ phải ra đi xâm nhập ba chuyến trên các thuyền buồm (được đóng ở Đà Nẵng theo khuôn mẫu các tầu đánh cá ngoài bắc) Nautilis N1, N2, và N7, với nhiệm vụ nằm vùng lâu dài trong vùng Móng Cáy, sát biên giới với Trung Hoa.
Toán Dragon được một người Hoa Kỳ tên là “Robert” (dấu tên thật, nhân viên CIA) thuyết trình ở Saigon về nhiệm vụ tổng quát của toán biệt kích, phần chi tiết sẽ do các sĩ quan khác trong đơn vị. Toán Dragon sẽ tấn công một đài radar ngoài khơi bờ biển miền bắc, bắt liên lạc với những điệp viên gốc người Nùng do đại tá Vòng A Sáng “gài” lại, trước khi đưa các đơn vị người Nùng di cư vào nam. Người thuyết trình cho biết, đại tá Vòng A Sáng đã ra lệnh cho một số thuộc cấp “nằm lại”, nhưng không còn liên lạc được nữa, sau năm 1954.
Trong khi toán Dragon chuẩn bị lên đường (xâm nhập bằng đường biển), một toán biệt kích nhỏ được thả dù xuống tăng cường cho toán biệt kích Europa. Chiếc phi cơ C-123, do phi công người Đài Loan (CIA trả lương) lái đâm vào một ngọn núi trên đất Lào trước khi đến điạ điểm thả dù, tất cả mọi người trên chiếc phi cơ đều tử nạn. Một nhóm nhân viên “bán quân sự” CIA đã đến quan sát chỗ phi cơ bị rơi xác nhận.
Trong tháng Bẩy năm 1962, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara triệu tập một phiên họp gồm bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao và cơ quan Tình Báo CIA, để thảo luận về việc bàn giao chương trình 34A cho quân đội, trong kế hoạch “Trở Lại” (Switch Back). Đại tá George C. Morton, trưởng ban Chiến Tranh Ngoại Lệ, phòng 3 Hành Quân trong bộ tư lệnh Quân Viện MACV cho rằng cần có sự tham dự của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Đại tá Morton đã có thành tích “nằm vùng” ở Hy Lạp (Greece) trong đầu thập niên 1950, và được xem như chuyên gia về Chiến Tranh Ngoại Lệ.
Đô đốc Felt, đốc thúc việc trả đũa, những vụ VC phá hoại đường rầy xe lửa trong miền nam bằng cách phá hoại đường rầy xe lửa từ miền bắc lên đến Trung Hoa. Ông ta còn đưa ra ý kiến, xử dụng tầu ngầm đưa biệt kích xâm nhập miền bắc, mà ông ta cho rằng miền bắc không đủ khả năng để chống lại.
Đến tháng Chín, ủy ban Đặc Biệt “5412” trong hội đồng An Ninh Quốc Gia tán đồng ý kiến đô đốc Felt đưa ra trước đây, đề nghị xử dụng những tốc đỉnh phóng thủy lôi và đơn vị Người Nhái Hải Quân trong cuộc chiến bí mật chống lại miền bắc Việt Nam.
Điệp viên Ares được đưa đi xâm nhập miền bắc bằng thuyền đổ bộ trong tháng Hai năm 1961. Ông ta vào đến khu vực đông bắc tỉnh Quảng Ninh một cách êm xuôi, và ít lâu sau báo cáo về Saigon. Đó là đường lối xử dụng nhân viên “bán quân sự” (điệp viên) của trùm CIA tại Việt Nam lúc bấy giờ, William Colby.
Trong tháng Sáu năm 1962, toán biệt kích Eros gồm có năm người nhẩy dù xuống tỉnh Thanh Hóa. Chỉ ít lâu sau, toán biệt kích bị một đơn vị biên phòng bắt sống, hình như địch quân đã biết trước, có toán biệt kích hoạt động trong khu vực. Và nhân viên truyền tin cũng bị ép buộc làm việc cho họ, gửi những báo cáo sai lạc về Saigon. Trước đó, trong tháng Tư, toán biệt kích Remus gồm có sáu người nhẩy dù xuống trên đất Lào để được an toàn, rồi xâm nhập khu vực Điện Biên Phủ bằng đường bộ. Toán biệt kích Remus vẫn... hoạt động cho đến năm 1968, đài phát thanh Hà Nội loan tin bắt được một toán biệt kích trong vùng hoạt động của toán Remus.
Trong tháng Bẩy năm 1962, điệp viên Nguyễn Châu Thanh ra đi bằng thuyền, xâm nhập vào vùng biển Hà Tĩnh. Đúng ra chiếc thuyền Nautilus N3 có nhiệm vụ đưa anh ta đi, nhưng thay đổi vào giờ phút chót, một chiếc thuyền khác phải đưa đi. Sau khi xâm nhập được ít lâu, người điệp viên cũng bị phát giác và bị bắt.
(Part 2)
TOÁN BIỆT KÍCH EROS, THANH HÓA (6/1962)
Toán biệt kích Eros gồm có năm người: trưởng toán Hà Trọng Thương (chết trong tù), Hà Công Quân (nhân viên truyền tin), Phạm Công Tiêu, Phạm Công Thương (truyền tin), và toán phó Phong Công Dung. Toán Eros nhẩy dù xuống Thanh Hóa trong tháng Sáu năm 1962, trốn tránh được ít lâu trước khi bị bắt.
TOÁN BIỆT KÍCH SWAN, CAO BẰNG (4/9/1963)
Toán biệt kích Swan nhẩy dù xuống tỉnh Cao Bằng ngày 4 tháng Chín, gồm có: trưởng toán Nông Công Định (bị xử tử), Lý A Nhì (tử trận lúc chiến đấu), Đàm Văn Ngọ (nhân viên truyền tin), Đàm Văn Tôn (toán viên), Mã Văn Ban (toán viên) và toán phó Nông Văn Hinh.
Toán biệt kích Bull nhẩy dù xuống vùng Hà Tĩnh ngày 7 tháng Mười. Toán Ruby bị lộ, bị truy lùng ngay khi vừa nhẩy dù xuống, cũng trong vùng Hà Tĩnh vào đầu tháng Mười Hai (5/12). Các biệt kích trong toán Ruby, cố lẩn tránh và di chuyển về hướng nam (miền nam), rồi bị bắt tại một nơi gần Quảng Bình. Gần như lực lượng an ninh miền Bắc bắt được cả toán biệt kích Ruby, họ đọc bản tin bắt được toán biệt kích Ruby trên đài phát thanh Hà Nội và cơ quan Tình Báo CIA thâu được.
Kế hoạch “Trở Lại” (Switch Back) bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng năm 1963. Cơ quan CIA bàn giao Hành Quân 34A cho quân đội, một trung tâm huấn luyện biệt kích ở Long Thành được xây dựng trong tháng Tư năm 1963. CIA bàn giao lại “tất cả”, kể cả các toán biệt kích đang “nằm vùng” hoặc đang bị cầm tù ngoài miền bắc. Huấn luyện viên về chất nổ Nguyễn Hưng kể lại “Larry Jackson là nhân viên CIA mà tôi liên lạc trong việc huấn luyện phá hoại bằng chất nổ, và ông ta vẫn làm việc với tôi cho đến khi Quân Đội đến thay thế trong mùa Xuân năm 1964. Bắt đầu từ mùa Hè năm 1963, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đã bắt đầu đến Long Thành.”
Toán biệt kích Horse đã được tuyển mộ từ năm 1962, bây giờ chia xẻ kinh nghiệm với những chiến hữu mới. Trong mùa Thu năm 1965, chín biệt kích trong toán Dog và ba trong toán Easy-B nhẩy dù xuống tăng cường cho toán Easy (Toán Easy gồm 8 biệt kích đã nhẩy dù xuống miền bắc ngày 9/8/1963). Đến ngày 7 tháng Mười Một năm 1965, tám biệt kích trong toán Verse được thả xuống Sơn La, tăng cường cho toán Tourbillon. Tất cả các toán biệt kích đều được lính Bắc Việt tận tình “đón tiếp”.
TOÁN BIỆT KÍCH ROMERO, QUẢNG BÌNH (19/11/1965)
Cũng trong tháng đó (11/1965), toán biệt kích Romero gồm mười một người đã sẵn sàng lên đường. Cũng như các toán biệt kích trước khi lên đường, được đưa vào khu “cấm”. Nhiệm vụ cho toán Romero là nhẩy dù xuống thay thế cho một toán biệt kích khác, điều này làm cho biệt kích quân trong toán tin rằng, các toán biệt kích trước đây đã xâm nhập sâu vào miền bắc. Mặc dầu trong thời gian huấn luyện, họ chưa thấy ai ra đi... rồi trở lại, tuy nhiên sĩ quan huấn luyện vẫn trả lời rằng, các toán biệt kích vẫn hoạt động tốt đẹp nơi miền bắc, để cho mọi người an tâm. Riêng toán Romero được dặn dò, cứ ra ngoài bắc trước, rồi sẽ có lệnh sau.
Toán biệt kích Romero gồm có: Trần Như Dần, Vũ Khắc Hải, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Văn Hoan, Trần Văn Mẫn, Hoàng Hương, Đinh Hồng Nhi, Nguyễn Văn Tân, Lê Văn Thanh, Trần Thế Thức, Đỗ Ngữ Uông. Sáng ngày 19 tháng Mười Một, toán được một phi cơ Hoa Kỳ cất cánh từ Long Thành chở ra căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh. Và chiều hôm đó, toán biệt kích lên hai trực thăng, trên chiếc thứ ba có người Hoa Kỳ và sĩ quan hành quân Việt Nam bay theo.
Đoàn trực thăng bay với cao độ thấp vòng qua nước Lào trước khi xâm nhập vào miền bắc Việt Nam. Khoảng bốn, năm giờ chiều, hai chiếc trực thăng thả toán biệt kích nơi một khu vực gần biên giới Lào-Việt và đường mòn HCM, trong quận Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Toán biệt kích nhanh chóng đem đồ tiếp liệu xuống và di chuyển xa ra khỏi bãi đáp trực thăng.
Toán Romero báo cáo về căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh, đã xuống bãi đáp an toàn và bắt đầu di chuyển đến điểm tập họp đã dự trù trước. Khi toán biệt kích di chuyển, họ mới biết rằng, đoạn đường rừng mười cây số sẽ phải mất năm ngày, vì điạ thế hoàn toàn khác hẳn với trên bản đồ (khu vực bị bom tàn phá).
Rồi toán biệt kích khám phá ra thêm, trực thăng đã đưa họ đến không đúng bãi đáp trực thăng, như đã dự trù trong lệnh hành quân. Toán Romero rơi vào tình trạng rối trí, không xác định được điểm đứng, vị trí của toán biệt kích, cũng như bãi đáp trực thăng mà họ xuống.
Toán biệt kích Romero báo cáo về và được xác nhận đúng, họ đã bị đưa đến sai bãi đáp, và được lệnh, đợi quyết định của cấp chỉ huy ở trên cao. Toán biệt kích cũng không ngờ, thời gian nằm chờ lệnh trong một khu rừng, điạ thế xa lạ, rất căng thẳng, kéo dài đến sáu tuần lễ (?), thực phẩm đem theo gần cạn. Rồi chuyện xui xẻo xẩy ra, bộ chỉ huy trong Saigon đã xác định được vị trí của toán biệt kích Romero và ra lệnh cho họ chuẩn bị bãi đáp trực thăng để tiếp tế.
Toán biệt kích làm theo lời dặn, chặt cây, dọn dẹp làm bãi đáp, họ trải mấy tấm panô theo hình chữ “T” đánh dấu vị trí cho phi cơ thả đồ tiếp liệu (thả bằng phi cơ, đồ tiếp liệu chứa trong qủa bom Napalm giả). Nghe tiếng động cơ máy bay, toán biệt kích sững sờ nhìn đồ tiếp tế bay cách xa bãi đáp khoảng năm cây số... và với điạ thế trong khu vực họ phải đi mấy ngày đường.
Trong khi nhìn những sự “ngu xuẫn” từ trên trời, các biệt kích quân nghe tiếng người cười nói, tiếng tát nước phát ra từ một con suối gần đó. Để an toàn khu vực toán biệt kích Romero đang trú ẩn, các biệt kích mò đến con suối, dò thám. Họ theo dõi năm người lính Bắc Việt, xếp gạch xây cái bếp con để nấu cơm, ăn uống rồi giăng võng như sắp sửa đi ngủ. Mấy người lính Bắc Việt rất tự nhiên, không dè đang bị lính biệt kích trang bị đến tận răng theo dõi.
Toán biệt kích bàn với nhau, vẫn còn lâu mới đến thời gian lên máy truyền tin báo cáo, nên không thể yêu cầu oanh kích bằng phi cơ. Hiện tại đã mất đồ tiếp tế, nếu xin tiếp tế một chuyến khác, địch quân sẽ phát giác ra toán biệt kích. Cuối cùng các biệt kích quân quyết định, bất ngờ xông vào bắt sống năm tên lính Bắc Việt.
Năm người lính Bắc Việt thuộc đơn vị biên phòng tỉnh Quảng Bình. Toán Romero được biết đơn vị biên phòng Bắc Việt đã báo động có toán biệt kích trong khu vực và đang đi tìm. Có lẽ do một người dân đi rừng trông thấy trực thăng chở toán biệt kích bay vào. Theo lời khai của “tù binh”, hệ thống biên phòng nơi miền bắc rất chặt chẽ, tất cả mọi người dân, mọi ngôi làng đều báo lên ban chỉ huy đơn vị biên phòng, mỗi khi trông thấy các loại tầu bay của Hoa Kỳ.
Toán biệt kích Romero đã được huấn luyện ở Long Thành, phải giết địch quân ngay tức khắc, để bảo mật cho chuyến công tác và an toàn cho toán biệt kích. Nhưng hiện tại, toán Romero đã biết, địch đã phát giác có toán biệt kích xâm nhập và đang đi lùng bắt.
Khi được huấn luyện là một chuyện, nhưng khi đối mặt với thực tế là chuyện khác... sau ba ngày nặng đầu suy nghĩ, người biệt kích trưởng toán Romero ra lệnh thả tự do năm người lính Bắc Việt, rồi toán biệt kích di chuyển ngay lập tức để trốn tránh. Chuyện này họ không báo cáo về bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật, đơn vị SOG trong Saigon.
Sau một tuần lễ lẩn trốn, ngày 14 tháng Giêng năm 1966, toán biệt kích Romero bị bao vây bởi đơn vị biên phòng và tự vệ điạ phương. Năm người lính Bắc Việt đã chạy về đơn vị, báo cáo lên cấp chỉ huy của họ về toán biệt kích.
Sau khi bị bắt, tất cả đều bị trói tay ra đằng sau bằng dây điện thoại. Hai biệt kích quân mang máy truyền tin được đưa đi riêng ra và bị ép buộc phải làm việc cho đơn vị phản gián, chống biệt kích, gián điệp miền bắc. Sau đó họ đưa toán biệt kích Romero đến nhà tù trong trị trấn Đồng Hới, thật ra là những túp lều tranh, vì cả thành phố đã bị không quân Hoa Kỳ oanh kích tan nát. Đó là “nhà” của toán biệt kích Romero trong sáu tuần lễ sắp đến.
(Part 3)
TOÁN BIỆT KÍCH HECTOR
Đại úy Nguyễn Hữu Luyện, một sĩ quan làm việc cho Nha Kỹ Thuật, có nhiều kinh nghiệm huấn luyện, có tinh thần trách nhiệm và chống cộng. Ông ta muốn chứng minh chương trình “nằm vùng” dài hạn có kết qủa. Để thực hiện điều đó, ông ta tuyển mộ, chọn lựa, lấy những thanh niên trẻ, tình nguyện và có trình độ học vấn lớp mười một, lập một toán lớn (đông người) có tên là Bắc Bình. Đại úy Luyện sẽ đích thân theo dõi việc huấn luyện cho toán biệt kích mới này, đưa họ xâm nhập vào miền bắc và đem họ trở về an toàn. Ông ta tiên đoán rằng, những toán viên sau này sẽ trở thành những cán bộ nòng cốt, huấn luyện các toán mới. Khi ông Luyện giải thích điều này cho toán biệt kích, một vấn đề gặp phải là khi đã xâm nhập vào miền bắc, toán biệt kích không thể biết rõ chính xác vị trí của mình để báo cáo.
Toán Bắc Bình bắt đầu việc huấn luyện trong tháng Mười Một năm 1965. Đại úy Luyện đích thân chỉ huy việc huấn luyện, ông ta cố gắng huấn luyện một toán lớn để có thể chia ra làm bốn toán nhỏ. Đến tháng Sáu năm 1966, việc huấn luyện toán biệt kích Bắc Bình (tên Việt Nam) hoàn tất, và các biệt kích quân đã sẵn sàng lên đường.
Toán Bắc Bình, khởi thủy có hơn bốn mươi người, sau khi huấn luyện xong, chỉ còn không tới ba mươi người nên chỉ có thể chia thành hai toán nhỏ. Toán Bắc Bình 1, bầu Bùi Quang Cát làm trưởng toán, đại úy Luyện tự nguyện đi theo toán biệt kích để cố vấn. Toán biệt kích được đưa vào khu cấm trong tháng Sáu và đổi tên là Hector-1.
Ngày 22 tháng Sáu năm 1966, toán biệt kích Hector-1 được trực thăng đưa đi theo lộ trình cũ của mấy toán biệt kích ra đi trước đó. Đầu tiên họ được đưa qua Thái Lan, sau đó trực thăng sẽ đưa toán biệt kích băng qua đất Lào, xâm nhập vào phiá tây tỉnh Quảng Bình. Toán biệt kích vào khu vực hoạt động an toàn, họ lập căn cứ hành quân, và hoạt động được một tháng.
Đại úy Luyện, cùng với trưởng toán biệt kích Hector-1, Bùi Quang Cát và hai toán viên, Đinh Văn Vương, Nguyễn Mạnh Hải đi đến một ngôi làng nhỏ nơi miền núi, để gặp những người dân làng. Nhiều toán viên cho rằng, điều đó nguy hiểm, nhưng ông Luyện trấn an họ, sẽ không sao, họ sẽ đi đến làng rồi trở về bình an, vô sự. Khi bốn quân nhân biệt kích đến làng, những người dân làng bảo họ ngồi chờ, nhưng đi báo lực lượng an ninh trong làng và kết qủa, cả bốn người đều bị bắt.
Những biệt kích quân còn lại trong toán Hector-1 ở căn cứ chờ đợi. Đúng ra họ phải làm đúng theo thủ tục “những điều cần phải làm”. Đợi đại úy Luyện và ba người kia, nếu không quay trở lại trong vòng ba tiếng đồng hồ, họ phải di chuyển căn cứ hoạt động. Nhưng toán biệt kích Hector-1 đợi đến năm tiếng đồng hồ. Trong khi đó lực lượng an ninh miền bắc, ép buộc người trưởng toán biệt kích dẫn dắt nhân viên an ninh, biên phòng đến căn cứ của toán biệt kích Hector-1 bắt tất cả những biệt kích quân còn lại. Cũng như số phận những toán biệt kích trước đó, hai nhân viên truyền tin, bị đưa đi riêng, ép buộc phải làm việc cho Hà Nội.
Ngày 13 tháng Chín năm 1966, phần còn lại của toán Bắc Bình, gọi là toán biệt kích Hector-2 được đưa vào khu cấm trong căn cứ Long Thành để nghe thuyết trình về nhiệm vụ do một thiếu tá Lục Quân Hoa Kỳ và đại úy Dũng làm thông ngôn đảm trách. Toán biệt kích Hector-2 có nhiệm vụ dò thám hệ thống đường mòn HCM. Chi tiết sẽ thuông báo sau, khi toán biệt kích đã đặt chân lên đất bắc. Nhiệm vụ cho toán Hector-2 dự trù sẽ kéo dài hai năm, và các biệt kích quân sẽ được thông báo nhiệm vụ mới hàng tháng tùy theo nhiệm vụ và tình hình.
Đại úy Dũng nói thêm, toán Hector-2 còn có nhiệm vụ đi tìm toán Hector-1, nếu tìm được báo cáo về bộ chỉ huy. Sau khi Nha Kỹ Thuật mất liên lạc với toán biệt kích Hector-1, đích thân đại úy Dũng ngồi trên một máy bay thám thính L-19 đi tìm. Ông ta chụp mấy tấm ảnh vị trí mà đúng ra toán Hector-1 phải có mặt, nhưng không thấy dấu hiệu gì của toán biệt kích. Đại úy Dũng nhấn mạnh sợi dây liên hệ giữa hai toán biệt kích Hector 1 và 2, ông ta muốn toán Hector-2 có trách nhiệm tinh thần đối với Hector-1. Toán Hector-1 đi trước để lập căn cứ hoạt động cho cả hai toán Hector. Nhưng lúc đó, Hector-1 đang mong Hector-2 đến cứu họ.
Đặng Đình Thúy (thiếu úy), cố vấn quân sự cho toán Hector-2 hối thúc cho toán biệt kích lên đường sớm. Các biệt kích quân khác cũng đồng ý, họ vẫn tin rằng, đại úy Luyện vẫn có đủ khả năng mưu sinh, thoát hiểm. Tất cả toán Hector-2 chấp nhận lời nhận định của đại úy Dũng, có lẽ Hector-1 đang thất lạc trên núi.
Đại úy Dũng xem xét lại nhiệm vụ, vị trí trong toán biệt kích của từng cá nhân. Trưởng toán biệt kích Hector-2 là Mai Nhuệ Anh, toán phó là Vũ Văn Chi. Khi trực thăng chở toán biết kích đáp xuống miền bắc, người nhẩy ra đầu tiên là Hoàng Đình Kha, anh ta có nhiệm vụ quan sát khu vực xung quanh bãi đáp (an ninh). Các toán viên khác có nhiệm vụ khiêng những thùng lớn chứa đồ tiếp liệu, dụng cụ xuống.
Những tấm không ảnh cho biết bãi đáp trực thăng xâm nhập là một chấm nhỏ, trong khu vực hoạt động rộng khoảng 5000 cây số vuông của toán biệt kích Hector-2. Khu vực này được chọn vì nằm gần đường mòn HCM và không gần những ngôi làng nhỏ... Hy vọng toán biệt kích sẽ được an toàn khi xâm nhập.
Toán biệt kích được cho biết, loại trực thăng chở toán biệt kích xâm nhập là loại mới, bay nhanh, quân đội Hoa Kỳ mới đem qua vùng Đông Nam Á 40 chiếc để thả biệt kích. Bên trong trực thăng đủ rộng để chở dụng cụ, đồ tiếp liệu cho toán biệt kích, không lo chuyện thả dù thất lạc (có lẽ loại trực thăng CH-53. Người Hoa Kỳ không viện trợ cho QL/VNCH loại trực thăng này cũng như trực thăng võ trang Cobra). Tất cả mọi việc đều được xắp xếp, chuẩn bị chu đáo để toán biệt kích Hector-2 hoàn thành nhiệm vụ trao phó.
Sau đó toán Hector-2 được phi cơ Hoa Kỳ đưa đến căn cứ không quân Udorn bên Thái Lan, căn cứ này rất rộng lớn của Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ. Tiếp theo, toán biệt kích lên trực thăng và được bay ngang qua đất Lào, xâm nhập vào miền bắc Việt Nam.
Như đại úy Dũng đã thuyết trình, bãi đáp có vẻ hoang vu, không có người, cách xa làng mạc, trạm lính Bắc Việt. Trong khu vực có giòng suối nước chẩy róc rách, các biệt kích quân có thể hình dung thú rừng đi ăn đêm, mò xuống suối uống nước. Điạ điểm quá lý tưởng và rất an toàn cho toán biệt kích xâm nhập. Từ đó toán Hector-2 có thể xuất phát những chuyến xâm nhập, dò thám đường mòn HCM.
Hợp đoàn trực thăng bay vào bãi đáp, đại úy Dũng cùng viên thiếu tá Hoa Kỳ đưa toán biệt kích đi xâm nhập, cũng phụ một tay khiêng những thùng đồ tiếp liệu ra nhanh chóng. Ai cũng cười nói vui vẻ, các biệt kích quân cũng vui vẻ (như đi cắm trại), đưa tay lên vẫy khi trực thăng cất cánh bay trở về căn cứ không quân Udorn.
Chưa được năm phút, từng tràng đạn tiểu liên AK-47 bắn vào toán biệt kích đang xắp xếp những thùng chứa đồ tiếp liệu, vẫn còn trong bãi đáp trực thăng. Mọi người nhận thức nhanh chóng, họ đã lọt vào bẫy.
Toán phó Vũ Văn Chi, cùng với một biệt kích tên Huân bắn trả lại làm địch im tiếng súng và như tan biến đi. Huân tiến lên, về hướng tiếng súng của địch, rồi bất ngờ tiếng súng đại liên nổ dòn, làm anh ta trúng đạn, ngã xuống. Sau đó tiếng súng gia tăng cường độ, Hoàng Đình Kha bị trúng đạn vào tim, chết tức khắc, máu chẩy ra lênh láng trên mặt đất. Tiếng súng đại liên, tiểu liên của địch vẫn nổ đều, có lẽ họ muốn giết tất cả toán biệt kích Hector-2, thay vì bắn phủ đầu để tiến lên bắt sống.
Thiếu úy Đặng Đình Thúy chỉ huy ba biệt kích quân chống trả, ông ta bị thương vào tay. Một biệt kích quân bị trúng đạn vào đùi, hai người khác đã trúng đạn nằm chết. Toán biệt kích Hector-2 bố trí rải rác xung quanh bãi đáp trực thăng, chờ đợi “đòn” kế tiếp của lực lượng an ninh, biên phòng miền bắc. Nhưng địch quân chỉ củng cố lại vị trí, chứ chưa dám xung phong.
Đến sáng hôm sau, trời mưa tầm tã, toán biệt kích Hector-2 đã phân tán ra từng toán nhỏ, chuẩn bị rút ra khỏi bãi đáp “Tử Thần”, tận dụng khả năng mưu sinh, thoát hiểm.
Đêm trước, toán phó Vũ Văn Chi, Nguyễn Ngọc Nghiã và Tống Văn Thái đã chạy thoát ra khỏi bãi đáp đến một hang động lớn. Họ định sáng hôm sau đi tiếp, nhưng lính Bắc Việt đã đến bao vây. Họ kêu gọi ba người lính biệt kích bước ra khỏi hang, đầu hàng. Chi căn dặn Nghiã và Thái, để anh ra trước, nếu bị họ bắn, cả ba sẽ chiến đấu cho đến hết đạn rồi tự sát. Chi bước ra khỏi hang, bị tước khí giới và trói bằng dây điện thoại. Hầu hết những biệt kích quân sống sót trong toán Hector-2, đều bị bắt trong buổi sáng hôm đó. Riêng hiệu thính viên Nguyễn Văn Định lẩn trốn trong rừng được tám ngày mới bị bắt.
Bị tấn công bất ngờ, quá sớm, toán biệt kích Hector-2 chưa kịp báo cáo về Nha Kỹ Thuật. Trong thời gian huấn luyện ở Long Thành, toán biệt kích đã được dặn dò, phải báo cáo về trong vòng hai mươi phút, sau khi xuống bãi đáp. Hơn nữa, hiệu thính viên Nguyễn Văn Định lẩn trốn được đến tám ngày. Người hiệu thính viên thứ hai là Nghiã bị bắt vào sáng hôm sau cùng với toán phó Vũ Văn Chi, cũng đã quá thời hạn phải báo cáo. Điều này Nha Kỹ Thuật trong Saigon cũng có thể suy luận ra, toán biệt kích Hector-2 đã bị bắt, bị giết (đúng cả hai).
Sau khi bị bắt và gom lại, toán biệt kích biết được lính Bắc Việt tấn công họ thuộc trung đoàn biên phòng. Họ đóng quân dọc theo con đường chiến lược, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho các đơn vị Bắc Việt trên đường di chuyển qua Lào ngang qua tỉnh Quảng bình. Lính Bắc Việt trong đơn vị biên phòng này phát âm giọng Quảng Bình, họ được sự hỗ trợ của các huyện đội điạ phương, để bảo đảm các biết kích quân không thể chạy thoát.
Hector-1: Nguyễn Hữu Luyện, Bùi Quang Cát, Vũ Đình Giao, Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Hoàng Đình Mỹ, Trần Hữu Thức, Nguyễn Văn Thụy, Trần Văn Tiếp, Đỗ Văn Tỉnh, Nguyễn Văn Toàn, Đỗ Văn Tự, Trần Hữu Tuấn, Đinh Văn Vương, Mai Nhuệ Anh, Nguyễn Văn Do, Nguyễn Văn Dũng, Lê Ngọc Kiên, Âu Dương Quy, Hà Trung Huân.
Hector-2: Đặng Đình Thụy, Vũ Văn Chi, Nguyễn Văn Định, Hoàng Đình Kha, Nguyễn Ngọc Nghiã, Tống Văn Thái, Trương Sĩ Bảo, Ngô Phương Hải, Mai Văn Học, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Văn Thắm, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Duy Vương, Nguyễn Văn Nuôi, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Như Anh, Nguyễn Đình Lành, Trần Quốc Quang, Nguyễn Cao Sơn, Trương Nam Trang, Hoàng Văn Trường, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Tiến Đạo, Trần Văn Tú, Lâm Lợi, Thạch Phan, Xiêng Sơn.
BẮT ĐẦU CHƯƠNG CUỐI
Trong mùa Hè năm 1967, đơn vị MACV-SOG gửi những điện văn sai lạc cho những toán biệt kích hoạt động nơi miền bắc, như toán biệt kích Hadley. Đó là một trong những chương trình nhằm đánh lạc hướng, quấy rối miền bắc.
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ ra lệnh ngưng thả bom miền bắc từ mùa Xuân năm 1968, một toán chuyên viên tình báo CIA, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến Saigon (MACV-SOG) để nghiên cứu tình trạng an ninh của các toán biệt kích hoạt động ngoài bắc, dựa vào những điện văn gửi đến và đi các toán. Và đến mùa Hè, họ kết luận tất cả các toán biệt kích hoạt động nơi miền bắc đều nằm trong tay địch quân.
Toán chuyên viên cũng cho rằng điệp viên đơn độc (singleton) Ares cũng đã bị bắt luôn. Điều này làm các sĩ quan trong đơn vị MACV-SOG nghiến răng, nhớ lại năm 1964, sau chuyến thả bom miền bắc lần đầu tiên, hôm 5 tháng Tám, điệp viên Ares đã tỏ vẻ vui sướng, thích tiếp tục dội bom.
(Còn 1 kỳ cuối.....)
Bài viết trên đây sưu tầm trên net có một vài tin tức cần hoàn chỉnh, khi nào upload xong phần cuối sẽ điều chỉnh và hoàn tất
Các hoạt động bí mật, không thành công nơi miền bắc Việt Nam được biết có mật danh Oplan 34A (Kế Hoạch Hành Quân 34 Alpha). Do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA khởi động từ năm 1961, đến năm 1964 bàn giao cho bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ, qua trung gian MACV. Theo những tài liệu, tờ báo New York Times sưu tầm được, Hoa Kỳ huấn luyện biệt kích quân Việt Nam, đưa họ xâm nhập vào miền bắc Việt Nam, rồi xoá tên từng người một trong sổ lương năm 1965. Nhiều biệt kích quân theo đạo Thiên Chúa Giáo, đã chạy trốn cộng sản trong những năm 1950, và biết tiếng tiếng điạ phương.
Vài tài liệu nói về những cái chết của biệt kích quân trong toán Scorpion. Tuy nhiên đài phát thanh Hà Nội thông báo, và cơ quan CIA thâu lại, cho rằng toán biệt kích bị bắt sống trong tháng Sáu năm 1964. Nhiều biệt kích quân bị đầy đọa, giam cầm trong những điều kiện không thể diễn tả bằng lời nói được. Dầu sao chăng nữa, cơ quan CIA tuyên bố họ đã chết và trả cho gia đình họ một số tiền khoảng 4000 đô la, cho sự hy sinh của họ.
CÂU CHUYỆN CỦA BKQ Mộc A Tài (toán Dragon) bị giam cầm từ 1962-1982
Nhóm “Biệt Kích Quân Bị Mất Tích” chúng tôi dò thám cho cơ quan CIA từ năm 1960, và bắt đầu nhẩy dù bí mật xuống miền bắc Việt Nam.
Đến năm 1964, bộ Quốc Phòng / TTM (Pentagon) Hoa Kỳ qủa quyết rằng, các biệt kích quân đã bị chết trong cảnh tù đầy, hoặc phải làm việc cho địch quân, và tiếp tục gửi ra ngoài bắc những toán biệt kích mới.
Đến năm 1968, đã có khoảng 500 biệt kích quân bị bắt, giam cầm nơi miền bắc Việt Nam. Và gia đình của các biệt kích quân được thông báo là họ đã chết. Hai mươi năm sau, hơn 500 biệt kích quân được trả tự do, từ những trại tù ngoài bắc. Nhiều biệt kích quân đã sống sót qua thời gian tù đầy, có người bị giam cầm gần 30 năm.
Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, hiệp định Paris được ký kết, có hiệu lực cho tất cả những ai liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Các tù binh chiến tranh sẽ được trả tự do, và các biệt kích quân mong chờ ngày được trở về.
TOÁN BIỆT KÍCH ATLAS, (3/1961)
Toán biệt kích Atlas nhẩy dù ra ngoài bắc trong tháng Ba năm 1961, gồm có bốn người: trưởng toán Nguyễn Hữu Quang, ba toán viên, Nguyễn Hữu Hồng, Từ Đức Khải (chết trong lúc chiến đấu), và Trần Việt Nghiã.
TOÁN BIỆT KÍCH CASTER, SƠN LA (27/5/1961)
Toán biệt kích Caster dưới quyền chỉ huy của Hà Văn Chấp, cùng với các toán viên: Đinh Văn, Quách Thưởng, Phạm Công Thương được đưa vào Saigon, sau khi họ đã tình nguyện thi hành nhiệm vụ bí mật nơi miền bắc. Khi nhân viên phòng 45 cho họ biết sẽ được thả dù xuống khu vực tỉnh Sơn La, họ cũng không thắc mắc về nhiệm vụ của toán biệt kích. Trong tháng Năm, toán biệt kích bốn người được đặt tên là Caster. Sau đó toán Caster nhẩy dù xuống tỉnh Sơn La trong khi các đơn vị võ trang của miền bắc đang chờ đợi họ.
Ít lâu sau khi bị bắt, nhân viên truyền tin bị ép buộc phải làm việc cho họ, Nha Phản Gián miền bắc. Anh ta báo cáo về Saigon rằng, toán biệt kích Caster đã đặt chân xuống miền bắc an toàn. Toán Caster vẫn tiếp tục hoạt động độc lập (thực ra đã bị bắt) cho đến tháng Bẩy năm 1963, khi cơ quan Tình Báo CIA cho rằng đã mất liên lạc với toán biệt kích, lần cuối cùng toán Caster liên lạc được, ở trên đất Lào.
TOÁN BIỆT KÍCH DRAGON, MÓNG CÁY (10/3/1962)
Toán biệt kích Dragon hoạt động trong vùng Móng Cáy từ ngày 10 tháng Ba năm 1962 cho đến tháng Mười Một năm 1968.
Các biệt kích quân trong toán Dragon sau khi đã hoàn tất khóa nhẩy dù, xử dụng vũ khí, mưu sinh và tình báo. Họ được huấn luyện đặc biệt thêm khoảng ba tháng trước khi được đưa đi xâm nhập vào miền bắc Việt Nam. Khoá huấn luyện này cho họ biết những tin tức mới nhất về chế độ cầm quyền miền bắc khi họ vào tiếp thu, kể từ năm 1954. Những tin tức mới này sẽ cho các biệt kích quân thêm khả năng mưu sinh nơi hậu phương địch. Toán biệt kích Dragon được đưa đi thăm trại tạm cư Sơn Trà, ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Trại tạm cư này nhận những người tỵ nạn vượt tuyến từ ngoài bắc vào miền nam. Người mới đến phải khai báo và qua thủ tục hành chánh trước khi được đưa vào trong miền nam định cư.
Buổi thuyết trình do một sĩ quan Việt Nam đảm trách được một hồi chánh viên tháp tùng. Đề tài bao gồm: hệ thống hành chánh chế độ miền bắc, từ trung ương xuống đến làng xã, hệ thống an ninh, các đơn vị an ninh, quốc phòng, tự vệ nơi miền bắc. Thuyết trình viên cũng nói về đời sống dân chúng ngoài bắc, sự di chuyển, chế độ kiểm soát, hộ khẩu, v.v...
Tất cả các biệt kích quân trong toán Dragon đều có gốc rễ nơi miền bắc. Họ nói rành ngôn ngữ, cách phát âm, biết rõ phong tục, tập quán điạ phương. Trong khóa huấn luyện, toán viên mới nhận ra mình cần phải học hỏi nhiều danh từ mới, từ một chế độ mới nơi miền bắc. Những danh từ trước năm 1954, nay đã ít được xử dụng.
Toán biệt kích Dragon gồm có: Mộc A Tài trưởng toán, và các toán viên Vòng A Ung, Trênh A Sam, Giáp Tú Cam, Vòng Hàng Quay, và Trần Văn Mẫn. Cả sáu người đều thuộc sắc tộc thiểu số Nùng. Họ phải ra đi xâm nhập ba chuyến trên các thuyền buồm (được đóng ở Đà Nẵng theo khuôn mẫu các tầu đánh cá ngoài bắc) Nautilis N1, N2, và N7, với nhiệm vụ nằm vùng lâu dài trong vùng Móng Cáy, sát biên giới với Trung Hoa.
Toán Dragon được một người Hoa Kỳ tên là “Robert” (dấu tên thật, nhân viên CIA) thuyết trình ở Saigon về nhiệm vụ tổng quát của toán biệt kích, phần chi tiết sẽ do các sĩ quan khác trong đơn vị. Toán Dragon sẽ tấn công một đài radar ngoài khơi bờ biển miền bắc, bắt liên lạc với những điệp viên gốc người Nùng do đại tá Vòng A Sáng “gài” lại, trước khi đưa các đơn vị người Nùng di cư vào nam. Người thuyết trình cho biết, đại tá Vòng A Sáng đã ra lệnh cho một số thuộc cấp “nằm lại”, nhưng không còn liên lạc được nữa, sau năm 1954.
Trong khi toán Dragon chuẩn bị lên đường (xâm nhập bằng đường biển), một toán biệt kích nhỏ được thả dù xuống tăng cường cho toán biệt kích Europa. Chiếc phi cơ C-123, do phi công người Đài Loan (CIA trả lương) lái đâm vào một ngọn núi trên đất Lào trước khi đến điạ điểm thả dù, tất cả mọi người trên chiếc phi cơ đều tử nạn. Một nhóm nhân viên “bán quân sự” CIA đã đến quan sát chỗ phi cơ bị rơi xác nhận.
Trong tháng Bẩy năm 1962, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara triệu tập một phiên họp gồm bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao và cơ quan Tình Báo CIA, để thảo luận về việc bàn giao chương trình 34A cho quân đội, trong kế hoạch “Trở Lại” (Switch Back). Đại tá George C. Morton, trưởng ban Chiến Tranh Ngoại Lệ, phòng 3 Hành Quân trong bộ tư lệnh Quân Viện MACV cho rằng cần có sự tham dự của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Đại tá Morton đã có thành tích “nằm vùng” ở Hy Lạp (Greece) trong đầu thập niên 1950, và được xem như chuyên gia về Chiến Tranh Ngoại Lệ.
Đô đốc Felt, đốc thúc việc trả đũa, những vụ VC phá hoại đường rầy xe lửa trong miền nam bằng cách phá hoại đường rầy xe lửa từ miền bắc lên đến Trung Hoa. Ông ta còn đưa ra ý kiến, xử dụng tầu ngầm đưa biệt kích xâm nhập miền bắc, mà ông ta cho rằng miền bắc không đủ khả năng để chống lại.
Đến tháng Chín, ủy ban Đặc Biệt “5412” trong hội đồng An Ninh Quốc Gia tán đồng ý kiến đô đốc Felt đưa ra trước đây, đề nghị xử dụng những tốc đỉnh phóng thủy lôi và đơn vị Người Nhái Hải Quân trong cuộc chiến bí mật chống lại miền bắc Việt Nam.
Điệp viên Ares được đưa đi xâm nhập miền bắc bằng thuyền đổ bộ trong tháng Hai năm 1961. Ông ta vào đến khu vực đông bắc tỉnh Quảng Ninh một cách êm xuôi, và ít lâu sau báo cáo về Saigon. Đó là đường lối xử dụng nhân viên “bán quân sự” (điệp viên) của trùm CIA tại Việt Nam lúc bấy giờ, William Colby.
Trong tháng Sáu năm 1962, toán biệt kích Eros gồm có năm người nhẩy dù xuống tỉnh Thanh Hóa. Chỉ ít lâu sau, toán biệt kích bị một đơn vị biên phòng bắt sống, hình như địch quân đã biết trước, có toán biệt kích hoạt động trong khu vực. Và nhân viên truyền tin cũng bị ép buộc làm việc cho họ, gửi những báo cáo sai lạc về Saigon. Trước đó, trong tháng Tư, toán biệt kích Remus gồm có sáu người nhẩy dù xuống trên đất Lào để được an toàn, rồi xâm nhập khu vực Điện Biên Phủ bằng đường bộ. Toán biệt kích Remus vẫn... hoạt động cho đến năm 1968, đài phát thanh Hà Nội loan tin bắt được một toán biệt kích trong vùng hoạt động của toán Remus.
Trong tháng Bẩy năm 1962, điệp viên Nguyễn Châu Thanh ra đi bằng thuyền, xâm nhập vào vùng biển Hà Tĩnh. Đúng ra chiếc thuyền Nautilus N3 có nhiệm vụ đưa anh ta đi, nhưng thay đổi vào giờ phút chót, một chiếc thuyền khác phải đưa đi. Sau khi xâm nhập được ít lâu, người điệp viên cũng bị phát giác và bị bắt.
(Part 2)
TOÁN BIỆT KÍCH EROS, THANH HÓA (6/1962)
Toán biệt kích Eros gồm có năm người: trưởng toán Hà Trọng Thương (chết trong tù), Hà Công Quân (nhân viên truyền tin), Phạm Công Tiêu, Phạm Công Thương (truyền tin), và toán phó Phong Công Dung. Toán Eros nhẩy dù xuống Thanh Hóa trong tháng Sáu năm 1962, trốn tránh được ít lâu trước khi bị bắt.
TOÁN BIỆT KÍCH SWAN, CAO BẰNG (4/9/1963)
Toán biệt kích Swan nhẩy dù xuống tỉnh Cao Bằng ngày 4 tháng Chín, gồm có: trưởng toán Nông Công Định (bị xử tử), Lý A Nhì (tử trận lúc chiến đấu), Đàm Văn Ngọ (nhân viên truyền tin), Đàm Văn Tôn (toán viên), Mã Văn Ban (toán viên) và toán phó Nông Văn Hinh.
Toán biệt kích Bull nhẩy dù xuống vùng Hà Tĩnh ngày 7 tháng Mười. Toán Ruby bị lộ, bị truy lùng ngay khi vừa nhẩy dù xuống, cũng trong vùng Hà Tĩnh vào đầu tháng Mười Hai (5/12). Các biệt kích trong toán Ruby, cố lẩn tránh và di chuyển về hướng nam (miền nam), rồi bị bắt tại một nơi gần Quảng Bình. Gần như lực lượng an ninh miền Bắc bắt được cả toán biệt kích Ruby, họ đọc bản tin bắt được toán biệt kích Ruby trên đài phát thanh Hà Nội và cơ quan Tình Báo CIA thâu được.
Kế hoạch “Trở Lại” (Switch Back) bắt đầu từ ngày 22 tháng Giêng năm 1963. Cơ quan CIA bàn giao Hành Quân 34A cho quân đội, một trung tâm huấn luyện biệt kích ở Long Thành được xây dựng trong tháng Tư năm 1963. CIA bàn giao lại “tất cả”, kể cả các toán biệt kích đang “nằm vùng” hoặc đang bị cầm tù ngoài miền bắc. Huấn luyện viên về chất nổ Nguyễn Hưng kể lại “Larry Jackson là nhân viên CIA mà tôi liên lạc trong việc huấn luyện phá hoại bằng chất nổ, và ông ta vẫn làm việc với tôi cho đến khi Quân Đội đến thay thế trong mùa Xuân năm 1964. Bắt đầu từ mùa Hè năm 1963, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đã bắt đầu đến Long Thành.”
Toán biệt kích Horse đã được tuyển mộ từ năm 1962, bây giờ chia xẻ kinh nghiệm với những chiến hữu mới. Trong mùa Thu năm 1965, chín biệt kích trong toán Dog và ba trong toán Easy-B nhẩy dù xuống tăng cường cho toán Easy (Toán Easy gồm 8 biệt kích đã nhẩy dù xuống miền bắc ngày 9/8/1963). Đến ngày 7 tháng Mười Một năm 1965, tám biệt kích trong toán Verse được thả xuống Sơn La, tăng cường cho toán Tourbillon. Tất cả các toán biệt kích đều được lính Bắc Việt tận tình “đón tiếp”.
TOÁN BIỆT KÍCH ROMERO, QUẢNG BÌNH (19/11/1965)
Cũng trong tháng đó (11/1965), toán biệt kích Romero gồm mười một người đã sẵn sàng lên đường. Cũng như các toán biệt kích trước khi lên đường, được đưa vào khu “cấm”. Nhiệm vụ cho toán Romero là nhẩy dù xuống thay thế cho một toán biệt kích khác, điều này làm cho biệt kích quân trong toán tin rằng, các toán biệt kích trước đây đã xâm nhập sâu vào miền bắc. Mặc dầu trong thời gian huấn luyện, họ chưa thấy ai ra đi... rồi trở lại, tuy nhiên sĩ quan huấn luyện vẫn trả lời rằng, các toán biệt kích vẫn hoạt động tốt đẹp nơi miền bắc, để cho mọi người an tâm. Riêng toán Romero được dặn dò, cứ ra ngoài bắc trước, rồi sẽ có lệnh sau.
Toán biệt kích Romero gồm có: Trần Như Dần, Vũ Khắc Hải, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Văn Hoan, Trần Văn Mẫn, Hoàng Hương, Đinh Hồng Nhi, Nguyễn Văn Tân, Lê Văn Thanh, Trần Thế Thức, Đỗ Ngữ Uông. Sáng ngày 19 tháng Mười Một, toán được một phi cơ Hoa Kỳ cất cánh từ Long Thành chở ra căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh. Và chiều hôm đó, toán biệt kích lên hai trực thăng, trên chiếc thứ ba có người Hoa Kỳ và sĩ quan hành quân Việt Nam bay theo.
Đoàn trực thăng bay với cao độ thấp vòng qua nước Lào trước khi xâm nhập vào miền bắc Việt Nam. Khoảng bốn, năm giờ chiều, hai chiếc trực thăng thả toán biệt kích nơi một khu vực gần biên giới Lào-Việt và đường mòn HCM, trong quận Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Toán biệt kích nhanh chóng đem đồ tiếp liệu xuống và di chuyển xa ra khỏi bãi đáp trực thăng.
Toán Romero báo cáo về căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh, đã xuống bãi đáp an toàn và bắt đầu di chuyển đến điểm tập họp đã dự trù trước. Khi toán biệt kích di chuyển, họ mới biết rằng, đoạn đường rừng mười cây số sẽ phải mất năm ngày, vì điạ thế hoàn toàn khác hẳn với trên bản đồ (khu vực bị bom tàn phá).
Rồi toán biệt kích khám phá ra thêm, trực thăng đã đưa họ đến không đúng bãi đáp trực thăng, như đã dự trù trong lệnh hành quân. Toán Romero rơi vào tình trạng rối trí, không xác định được điểm đứng, vị trí của toán biệt kích, cũng như bãi đáp trực thăng mà họ xuống.
Toán biệt kích Romero báo cáo về và được xác nhận đúng, họ đã bị đưa đến sai bãi đáp, và được lệnh, đợi quyết định của cấp chỉ huy ở trên cao. Toán biệt kích cũng không ngờ, thời gian nằm chờ lệnh trong một khu rừng, điạ thế xa lạ, rất căng thẳng, kéo dài đến sáu tuần lễ (?), thực phẩm đem theo gần cạn. Rồi chuyện xui xẻo xẩy ra, bộ chỉ huy trong Saigon đã xác định được vị trí của toán biệt kích Romero và ra lệnh cho họ chuẩn bị bãi đáp trực thăng để tiếp tế.
Toán biệt kích làm theo lời dặn, chặt cây, dọn dẹp làm bãi đáp, họ trải mấy tấm panô theo hình chữ “T” đánh dấu vị trí cho phi cơ thả đồ tiếp liệu (thả bằng phi cơ, đồ tiếp liệu chứa trong qủa bom Napalm giả). Nghe tiếng động cơ máy bay, toán biệt kích sững sờ nhìn đồ tiếp tế bay cách xa bãi đáp khoảng năm cây số... và với điạ thế trong khu vực họ phải đi mấy ngày đường.
Trong khi nhìn những sự “ngu xuẫn” từ trên trời, các biệt kích quân nghe tiếng người cười nói, tiếng tát nước phát ra từ một con suối gần đó. Để an toàn khu vực toán biệt kích Romero đang trú ẩn, các biệt kích mò đến con suối, dò thám. Họ theo dõi năm người lính Bắc Việt, xếp gạch xây cái bếp con để nấu cơm, ăn uống rồi giăng võng như sắp sửa đi ngủ. Mấy người lính Bắc Việt rất tự nhiên, không dè đang bị lính biệt kích trang bị đến tận răng theo dõi.
Toán biệt kích bàn với nhau, vẫn còn lâu mới đến thời gian lên máy truyền tin báo cáo, nên không thể yêu cầu oanh kích bằng phi cơ. Hiện tại đã mất đồ tiếp tế, nếu xin tiếp tế một chuyến khác, địch quân sẽ phát giác ra toán biệt kích. Cuối cùng các biệt kích quân quyết định, bất ngờ xông vào bắt sống năm tên lính Bắc Việt.
Năm người lính Bắc Việt thuộc đơn vị biên phòng tỉnh Quảng Bình. Toán Romero được biết đơn vị biên phòng Bắc Việt đã báo động có toán biệt kích trong khu vực và đang đi tìm. Có lẽ do một người dân đi rừng trông thấy trực thăng chở toán biệt kích bay vào. Theo lời khai của “tù binh”, hệ thống biên phòng nơi miền bắc rất chặt chẽ, tất cả mọi người dân, mọi ngôi làng đều báo lên ban chỉ huy đơn vị biên phòng, mỗi khi trông thấy các loại tầu bay của Hoa Kỳ.
Toán biệt kích Romero đã được huấn luyện ở Long Thành, phải giết địch quân ngay tức khắc, để bảo mật cho chuyến công tác và an toàn cho toán biệt kích. Nhưng hiện tại, toán Romero đã biết, địch đã phát giác có toán biệt kích xâm nhập và đang đi lùng bắt.
Khi được huấn luyện là một chuyện, nhưng khi đối mặt với thực tế là chuyện khác... sau ba ngày nặng đầu suy nghĩ, người biệt kích trưởng toán Romero ra lệnh thả tự do năm người lính Bắc Việt, rồi toán biệt kích di chuyển ngay lập tức để trốn tránh. Chuyện này họ không báo cáo về bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật, đơn vị SOG trong Saigon.
Sau một tuần lễ lẩn trốn, ngày 14 tháng Giêng năm 1966, toán biệt kích Romero bị bao vây bởi đơn vị biên phòng và tự vệ điạ phương. Năm người lính Bắc Việt đã chạy về đơn vị, báo cáo lên cấp chỉ huy của họ về toán biệt kích.
Sau khi bị bắt, tất cả đều bị trói tay ra đằng sau bằng dây điện thoại. Hai biệt kích quân mang máy truyền tin được đưa đi riêng ra và bị ép buộc phải làm việc cho đơn vị phản gián, chống biệt kích, gián điệp miền bắc. Sau đó họ đưa toán biệt kích Romero đến nhà tù trong trị trấn Đồng Hới, thật ra là những túp lều tranh, vì cả thành phố đã bị không quân Hoa Kỳ oanh kích tan nát. Đó là “nhà” của toán biệt kích Romero trong sáu tuần lễ sắp đến.
(Part 3)
TOÁN BIỆT KÍCH HECTOR
Đại úy Nguyễn Hữu Luyện, một sĩ quan làm việc cho Nha Kỹ Thuật, có nhiều kinh nghiệm huấn luyện, có tinh thần trách nhiệm và chống cộng. Ông ta muốn chứng minh chương trình “nằm vùng” dài hạn có kết qủa. Để thực hiện điều đó, ông ta tuyển mộ, chọn lựa, lấy những thanh niên trẻ, tình nguyện và có trình độ học vấn lớp mười một, lập một toán lớn (đông người) có tên là Bắc Bình. Đại úy Luyện sẽ đích thân theo dõi việc huấn luyện cho toán biệt kích mới này, đưa họ xâm nhập vào miền bắc và đem họ trở về an toàn. Ông ta tiên đoán rằng, những toán viên sau này sẽ trở thành những cán bộ nòng cốt, huấn luyện các toán mới. Khi ông Luyện giải thích điều này cho toán biệt kích, một vấn đề gặp phải là khi đã xâm nhập vào miền bắc, toán biệt kích không thể biết rõ chính xác vị trí của mình để báo cáo.
Toán Bắc Bình bắt đầu việc huấn luyện trong tháng Mười Một năm 1965. Đại úy Luyện đích thân chỉ huy việc huấn luyện, ông ta cố gắng huấn luyện một toán lớn để có thể chia ra làm bốn toán nhỏ. Đến tháng Sáu năm 1966, việc huấn luyện toán biệt kích Bắc Bình (tên Việt Nam) hoàn tất, và các biệt kích quân đã sẵn sàng lên đường.
Toán Bắc Bình, khởi thủy có hơn bốn mươi người, sau khi huấn luyện xong, chỉ còn không tới ba mươi người nên chỉ có thể chia thành hai toán nhỏ. Toán Bắc Bình 1, bầu Bùi Quang Cát làm trưởng toán, đại úy Luyện tự nguyện đi theo toán biệt kích để cố vấn. Toán biệt kích được đưa vào khu cấm trong tháng Sáu và đổi tên là Hector-1.
Ngày 22 tháng Sáu năm 1966, toán biệt kích Hector-1 được trực thăng đưa đi theo lộ trình cũ của mấy toán biệt kích ra đi trước đó. Đầu tiên họ được đưa qua Thái Lan, sau đó trực thăng sẽ đưa toán biệt kích băng qua đất Lào, xâm nhập vào phiá tây tỉnh Quảng Bình. Toán biệt kích vào khu vực hoạt động an toàn, họ lập căn cứ hành quân, và hoạt động được một tháng.
Đại úy Luyện, cùng với trưởng toán biệt kích Hector-1, Bùi Quang Cát và hai toán viên, Đinh Văn Vương, Nguyễn Mạnh Hải đi đến một ngôi làng nhỏ nơi miền núi, để gặp những người dân làng. Nhiều toán viên cho rằng, điều đó nguy hiểm, nhưng ông Luyện trấn an họ, sẽ không sao, họ sẽ đi đến làng rồi trở về bình an, vô sự. Khi bốn quân nhân biệt kích đến làng, những người dân làng bảo họ ngồi chờ, nhưng đi báo lực lượng an ninh trong làng và kết qủa, cả bốn người đều bị bắt.
Những biệt kích quân còn lại trong toán Hector-1 ở căn cứ chờ đợi. Đúng ra họ phải làm đúng theo thủ tục “những điều cần phải làm”. Đợi đại úy Luyện và ba người kia, nếu không quay trở lại trong vòng ba tiếng đồng hồ, họ phải di chuyển căn cứ hoạt động. Nhưng toán biệt kích Hector-1 đợi đến năm tiếng đồng hồ. Trong khi đó lực lượng an ninh miền bắc, ép buộc người trưởng toán biệt kích dẫn dắt nhân viên an ninh, biên phòng đến căn cứ của toán biệt kích Hector-1 bắt tất cả những biệt kích quân còn lại. Cũng như số phận những toán biệt kích trước đó, hai nhân viên truyền tin, bị đưa đi riêng, ép buộc phải làm việc cho Hà Nội.
Ngày 13 tháng Chín năm 1966, phần còn lại của toán Bắc Bình, gọi là toán biệt kích Hector-2 được đưa vào khu cấm trong căn cứ Long Thành để nghe thuyết trình về nhiệm vụ do một thiếu tá Lục Quân Hoa Kỳ và đại úy Dũng làm thông ngôn đảm trách. Toán biệt kích Hector-2 có nhiệm vụ dò thám hệ thống đường mòn HCM. Chi tiết sẽ thuông báo sau, khi toán biệt kích đã đặt chân lên đất bắc. Nhiệm vụ cho toán Hector-2 dự trù sẽ kéo dài hai năm, và các biệt kích quân sẽ được thông báo nhiệm vụ mới hàng tháng tùy theo nhiệm vụ và tình hình.
Đại úy Dũng nói thêm, toán Hector-2 còn có nhiệm vụ đi tìm toán Hector-1, nếu tìm được báo cáo về bộ chỉ huy. Sau khi Nha Kỹ Thuật mất liên lạc với toán biệt kích Hector-1, đích thân đại úy Dũng ngồi trên một máy bay thám thính L-19 đi tìm. Ông ta chụp mấy tấm ảnh vị trí mà đúng ra toán Hector-1 phải có mặt, nhưng không thấy dấu hiệu gì của toán biệt kích. Đại úy Dũng nhấn mạnh sợi dây liên hệ giữa hai toán biệt kích Hector 1 và 2, ông ta muốn toán Hector-2 có trách nhiệm tinh thần đối với Hector-1. Toán Hector-1 đi trước để lập căn cứ hoạt động cho cả hai toán Hector. Nhưng lúc đó, Hector-1 đang mong Hector-2 đến cứu họ.
Đặng Đình Thúy (thiếu úy), cố vấn quân sự cho toán Hector-2 hối thúc cho toán biệt kích lên đường sớm. Các biệt kích quân khác cũng đồng ý, họ vẫn tin rằng, đại úy Luyện vẫn có đủ khả năng mưu sinh, thoát hiểm. Tất cả toán Hector-2 chấp nhận lời nhận định của đại úy Dũng, có lẽ Hector-1 đang thất lạc trên núi.
Đại úy Dũng xem xét lại nhiệm vụ, vị trí trong toán biệt kích của từng cá nhân. Trưởng toán biệt kích Hector-2 là Mai Nhuệ Anh, toán phó là Vũ Văn Chi. Khi trực thăng chở toán biết kích đáp xuống miền bắc, người nhẩy ra đầu tiên là Hoàng Đình Kha, anh ta có nhiệm vụ quan sát khu vực xung quanh bãi đáp (an ninh). Các toán viên khác có nhiệm vụ khiêng những thùng lớn chứa đồ tiếp liệu, dụng cụ xuống.
Những tấm không ảnh cho biết bãi đáp trực thăng xâm nhập là một chấm nhỏ, trong khu vực hoạt động rộng khoảng 5000 cây số vuông của toán biệt kích Hector-2. Khu vực này được chọn vì nằm gần đường mòn HCM và không gần những ngôi làng nhỏ... Hy vọng toán biệt kích sẽ được an toàn khi xâm nhập.
Toán biệt kích được cho biết, loại trực thăng chở toán biệt kích xâm nhập là loại mới, bay nhanh, quân đội Hoa Kỳ mới đem qua vùng Đông Nam Á 40 chiếc để thả biệt kích. Bên trong trực thăng đủ rộng để chở dụng cụ, đồ tiếp liệu cho toán biệt kích, không lo chuyện thả dù thất lạc (có lẽ loại trực thăng CH-53. Người Hoa Kỳ không viện trợ cho QL/VNCH loại trực thăng này cũng như trực thăng võ trang Cobra). Tất cả mọi việc đều được xắp xếp, chuẩn bị chu đáo để toán biệt kích Hector-2 hoàn thành nhiệm vụ trao phó.
Sau đó toán Hector-2 được phi cơ Hoa Kỳ đưa đến căn cứ không quân Udorn bên Thái Lan, căn cứ này rất rộng lớn của Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ. Tiếp theo, toán biệt kích lên trực thăng và được bay ngang qua đất Lào, xâm nhập vào miền bắc Việt Nam.
Như đại úy Dũng đã thuyết trình, bãi đáp có vẻ hoang vu, không có người, cách xa làng mạc, trạm lính Bắc Việt. Trong khu vực có giòng suối nước chẩy róc rách, các biệt kích quân có thể hình dung thú rừng đi ăn đêm, mò xuống suối uống nước. Điạ điểm quá lý tưởng và rất an toàn cho toán biệt kích xâm nhập. Từ đó toán Hector-2 có thể xuất phát những chuyến xâm nhập, dò thám đường mòn HCM.
Hợp đoàn trực thăng bay vào bãi đáp, đại úy Dũng cùng viên thiếu tá Hoa Kỳ đưa toán biệt kích đi xâm nhập, cũng phụ một tay khiêng những thùng đồ tiếp liệu ra nhanh chóng. Ai cũng cười nói vui vẻ, các biệt kích quân cũng vui vẻ (như đi cắm trại), đưa tay lên vẫy khi trực thăng cất cánh bay trở về căn cứ không quân Udorn.
Chưa được năm phút, từng tràng đạn tiểu liên AK-47 bắn vào toán biệt kích đang xắp xếp những thùng chứa đồ tiếp liệu, vẫn còn trong bãi đáp trực thăng. Mọi người nhận thức nhanh chóng, họ đã lọt vào bẫy.
Toán phó Vũ Văn Chi, cùng với một biệt kích tên Huân bắn trả lại làm địch im tiếng súng và như tan biến đi. Huân tiến lên, về hướng tiếng súng của địch, rồi bất ngờ tiếng súng đại liên nổ dòn, làm anh ta trúng đạn, ngã xuống. Sau đó tiếng súng gia tăng cường độ, Hoàng Đình Kha bị trúng đạn vào tim, chết tức khắc, máu chẩy ra lênh láng trên mặt đất. Tiếng súng đại liên, tiểu liên của địch vẫn nổ đều, có lẽ họ muốn giết tất cả toán biệt kích Hector-2, thay vì bắn phủ đầu để tiến lên bắt sống.
Thiếu úy Đặng Đình Thúy chỉ huy ba biệt kích quân chống trả, ông ta bị thương vào tay. Một biệt kích quân bị trúng đạn vào đùi, hai người khác đã trúng đạn nằm chết. Toán biệt kích Hector-2 bố trí rải rác xung quanh bãi đáp trực thăng, chờ đợi “đòn” kế tiếp của lực lượng an ninh, biên phòng miền bắc. Nhưng địch quân chỉ củng cố lại vị trí, chứ chưa dám xung phong.
Đến sáng hôm sau, trời mưa tầm tã, toán biệt kích Hector-2 đã phân tán ra từng toán nhỏ, chuẩn bị rút ra khỏi bãi đáp “Tử Thần”, tận dụng khả năng mưu sinh, thoát hiểm.
Đêm trước, toán phó Vũ Văn Chi, Nguyễn Ngọc Nghiã và Tống Văn Thái đã chạy thoát ra khỏi bãi đáp đến một hang động lớn. Họ định sáng hôm sau đi tiếp, nhưng lính Bắc Việt đã đến bao vây. Họ kêu gọi ba người lính biệt kích bước ra khỏi hang, đầu hàng. Chi căn dặn Nghiã và Thái, để anh ra trước, nếu bị họ bắn, cả ba sẽ chiến đấu cho đến hết đạn rồi tự sát. Chi bước ra khỏi hang, bị tước khí giới và trói bằng dây điện thoại. Hầu hết những biệt kích quân sống sót trong toán Hector-2, đều bị bắt trong buổi sáng hôm đó. Riêng hiệu thính viên Nguyễn Văn Định lẩn trốn trong rừng được tám ngày mới bị bắt.
Bị tấn công bất ngờ, quá sớm, toán biệt kích Hector-2 chưa kịp báo cáo về Nha Kỹ Thuật. Trong thời gian huấn luyện ở Long Thành, toán biệt kích đã được dặn dò, phải báo cáo về trong vòng hai mươi phút, sau khi xuống bãi đáp. Hơn nữa, hiệu thính viên Nguyễn Văn Định lẩn trốn được đến tám ngày. Người hiệu thính viên thứ hai là Nghiã bị bắt vào sáng hôm sau cùng với toán phó Vũ Văn Chi, cũng đã quá thời hạn phải báo cáo. Điều này Nha Kỹ Thuật trong Saigon cũng có thể suy luận ra, toán biệt kích Hector-2 đã bị bắt, bị giết (đúng cả hai).
Sau khi bị bắt và gom lại, toán biệt kích biết được lính Bắc Việt tấn công họ thuộc trung đoàn biên phòng. Họ đóng quân dọc theo con đường chiến lược, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho các đơn vị Bắc Việt trên đường di chuyển qua Lào ngang qua tỉnh Quảng bình. Lính Bắc Việt trong đơn vị biên phòng này phát âm giọng Quảng Bình, họ được sự hỗ trợ của các huyện đội điạ phương, để bảo đảm các biết kích quân không thể chạy thoát.
Hector-1: Nguyễn Hữu Luyện, Bùi Quang Cát, Vũ Đình Giao, Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Hoàng Đình Mỹ, Trần Hữu Thức, Nguyễn Văn Thụy, Trần Văn Tiếp, Đỗ Văn Tỉnh, Nguyễn Văn Toàn, Đỗ Văn Tự, Trần Hữu Tuấn, Đinh Văn Vương, Mai Nhuệ Anh, Nguyễn Văn Do, Nguyễn Văn Dũng, Lê Ngọc Kiên, Âu Dương Quy, Hà Trung Huân.
Hector-2: Đặng Đình Thụy, Vũ Văn Chi, Nguyễn Văn Định, Hoàng Đình Kha, Nguyễn Ngọc Nghiã, Tống Văn Thái, Trương Sĩ Bảo, Ngô Phương Hải, Mai Văn Học, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Văn Thắm, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Duy Vương, Nguyễn Văn Nuôi, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Như Anh, Nguyễn Đình Lành, Trần Quốc Quang, Nguyễn Cao Sơn, Trương Nam Trang, Hoàng Văn Trường, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Tiến Đạo, Trần Văn Tú, Lâm Lợi, Thạch Phan, Xiêng Sơn.
BẮT ĐẦU CHƯƠNG CUỐI
Trong mùa Hè năm 1967, đơn vị MACV-SOG gửi những điện văn sai lạc cho những toán biệt kích hoạt động nơi miền bắc, như toán biệt kích Hadley. Đó là một trong những chương trình nhằm đánh lạc hướng, quấy rối miền bắc.
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ ra lệnh ngưng thả bom miền bắc từ mùa Xuân năm 1968, một toán chuyên viên tình báo CIA, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến Saigon (MACV-SOG) để nghiên cứu tình trạng an ninh của các toán biệt kích hoạt động ngoài bắc, dựa vào những điện văn gửi đến và đi các toán. Và đến mùa Hè, họ kết luận tất cả các toán biệt kích hoạt động nơi miền bắc đều nằm trong tay địch quân.
Toán chuyên viên cũng cho rằng điệp viên đơn độc (singleton) Ares cũng đã bị bắt luôn. Điều này làm các sĩ quan trong đơn vị MACV-SOG nghiến răng, nhớ lại năm 1964, sau chuyến thả bom miền bắc lần đầu tiên, hôm 5 tháng Tám, điệp viên Ares đã tỏ vẻ vui sướng, thích tiếp tục dội bom.
(Còn 1 kỳ cuối.....)
Bài viết trên đây sưu tầm trên net có một vài tin tức cần hoàn chỉnh, khi nào upload xong phần cuối sẽ điều chỉnh và hoàn tất
No comments:
Post a Comment