Tài liệu về Chiến Tranh Ngoại Lệ trang Blog's Nha Kỹ Thuật đã bị đánh cắp bởi một số nhà xuất bản nổi tiếng tại Việt Nam và được in thành sách với tựa đề "Cuộc Chiến Bí Mật Hồ Sơ Lực Lượng Biệt Quân Ngụy" Danh xưng Biệt Kích như tiếng đạn bay của đầu đạn "Bắn Tỉa" Kill One and Terrify Thousands, một viên đạn bắn đi hàng ngàn người hoãng sợ, Biệt Kích một đơn vị Tình Báo Chiến Lược và có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, như nỗi sợ hãi của Bộ Đội Miền Bắc trong "Đường Đi Không Đến" của Xuân Vũ.
Tuesday, June 23, 2009
Nhẩy-Dù Xâm-Nhập
Chuyến cứu tù-binh đầu tiên (Bright Light) do đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) thực hiện trong năm 1966, hai tiểu-đoàn Việt-Cộng tiêu- diệt cả trung-đội do Huckleberry và Charlie Vessels chỉ-huy. Sau nhiều vố đột-kích không thành-công, trùm đơn vị SOG Ðại-Tá Jack Singlaub nhận thấy rằng có dấu-hiệu cho biết tù-binh Hoa-Kỳ đã được di-chuyển đến nơi khác chừng vài giờ đồng hồ trước khi quân biệt-kích tấn-công. Các sĩ-quan tham-mưu SOG đặt vấn-đề nghi-vấn?
Thiếu-tá Ed Rybat, chỉ huy trưởng Tiền-doanh #1 Phú-bài (FOB#1) cũng băn-khoăn. Dường như địch quân biết mình trên đường đến mục-tiêu . Ðến năm 1969, vấn-đề trở nên trầm- trọng. Ðại-Tá Steve Cavanaugh lên thay Jack Singlaub cũng để tâm đến vấn-đề an-ninh nội bộ. Ông ta đến thăm các căn-cứ hành-quân tiền-phương hỏi thăm các toán trưởng biệt-kích và đem theo toán An-Ninh Lục-Quân Hoa-Kỳ thuộc đại-đội 101 Kiểm Thính để theo dõi tất cả các cuộc điện-đàm trong đơn vị SOG.
Trong khi đó các toán biệt- kích xâm nhập đều biết rằng, địch quân cũng dò tầng số liên-lạc của họ để ‘mần thịt’ các toán biệt-kích xâm nhập. Ðơn vị SOG phải tìm giải- pháp xâm nhập khác để bảo-vệ các toán biệt-kích khi xâm nhập. Xâm nhập ban đêm, không sợ địch phát giác nhưng các phi cơ trực-thăng không được an-toàn khi xuống bãi đáp trong màn đêm. Chỉ còn cách là nhẩy dù xuống mục-tiêu, xâm nhập vào lúc ban đêm.
Khi trưởng toán biệt-kích Auger, Frank Oppel yêu-cầu được phép nhẩy dù xuống khu vực Lưỡi-Câu trên đất Miên trong tháng Mười Hai năm 1969. Bộ chỉ huy SOG chấp-thuận ngay, chỉ có một trở ngại nhỏ, khi Oppel báo tin vui cho các toán viên, anh toán phó ‘lạnh cẳng’ không chịu đi, phải tìm người khác thay thế, đó là Bob Graham mà sau này rất nổi tiếng ở tiền-doanh # 3 (CCS).
Toán Auger gồm hai quân nhân Hoa-Kỳ Oppel, Graham cùng với ba biệt kích quân Nùng bắt đầu tập nhẩy dù từ trực thăng do phi-công trong phi đoàn Green Hornet lái. Sau một tuần lễ thực-tập và một saut nhẩy đêm. Ðúng bốn giờ sáng ngày 23 tháng Mười Hai, 1969, toán biệt kích Auger nhẩy dù xuống, xâm nhập khu vực Lưỡi Câu trên đất Miên. Họ xuống tới đất, tập họp nhanh chóng, tuy nhiên một biệt-kích Nùng bị trật chân, nên sáng hôm sau trực thăng phải vào bốc toán biệt-kích đem về.
Năm 1970, Ðại Tá John Sadler thay thế Ðại-Tá Cavanaugh, ông ta rất rành về kỹ-thuật nhẩy dù, và skydiving (nhẩy dù điều khiển) quân đội gọi là HALO (High Altitude Low Opening). Nhẩy dù HALO từ độ cao 10,000 bộ, để rơi tự-do lái đến mục-tiêu, còn khoảng 1000, 2000 bộ tới mặt đất mới mở dù. Mặc dầu Lực-Lượng Ðặc Biệt Hoa-Kỳ đã huấn-luyện nhẩy dù HALO từ năm 1957, tuy nhiên quân-đội Hoa-Kỳ cũng như trên thế giới chưa từng xử dụng HALO trên chiến-trường.
Tháng Bẩy 1970, Ðại-Tá Sadler ra lệnh thành lập toán biệt-kích HALO đầu tiên. Trung Sĩ Cliff Newman và Trung-Sĩ Nhất Sammy Hernandez đang chỉ-huy toán biệt-kích Virginia thám-thính khu vực lân cận Khe-Sanh bỗng được lệnh tìm một bãi đáp gần nhất để triệt-xuất. Toán biệt-Kích HALO đầu tiên gồm có Newman, Hernandez, thêm Trung-Sĩ Nhất Melvin Hill, hai biệt-kích quân người Thượng và một sĩ-quan QLVNCH. Mặc dầu Newman cấp bậc thấp hơn hai viên Trung-Sĩ nhất kia, nhưng có nhiều kinh-nghiệm trong đơn-vị SOG hơn được đề-cử làm trưởng toán HALO lấy tên là Florida.
Kế tiếp, một chiếc C-130 Chim-Ðen (Blackbird) đưa toán biệt-kích Florida qua Okinawa để huấn-luyện kỹ-thuật nhẩy dù HALO. Họ được dấu bí-mật trong một khu vực riêng biệt vì hai biệt-kích quân Thượng và sĩ-quan Việt-Nam không có sự chấp thuận nhập cảnh của Nhật-Bản.
Các huấn-luyện viên được tuyển chọn là những sư-phụ về môn HALO trong liên-đoàn 1 LLÐB/HK. Khi nhẩy ra khỏi phi cơ, chỉ cần 12 giây, con người đạt tới vận tốc rơi trong không khí 125 dặm mỗi giờ. Trong lúc thả rơi tự do, các quân nhân vẫn phải điều-khiển thân mình theo hướng rơi tự do của nhóm. Khi bung dù điều-khiển ra, họ lái dù khoảng 2500 bộ nữa đến bãi đáp (drop zone). Như vậy, nếu nhẩy ra ở cao độ 12,500 bộ, để rơi tự do 60 giây, thêm hai phút rưỡi lái dù đến bãi đáp, tổng cộng chỉ có ba phút rưỡi đồng hồ. Các quân nhân còn được trang bị thêm đồng hồ cao-độ để dù mở tự động tại độ cao an-toàn,trong trường hợp có chuyện bất trắc.
Sau một tháng huấn-luyện bên Okinawa, toán biệt-kích Florida về tới Long-Thành huấn luyện thêm hai tuần về chiến-thuật, và nhẩy thêm vài saut HALO. Trong một chuyến thực-tập nhẩy dù đêm, Trung-Sĩ Hernandez bị gió thổi dạt qua một dẫy nhà khác của quân đội Hoa-Kỳ. Một viên Trung-sĩ chạy ra ngoài quan-sát vì Hernandez rơi trúng nóc nhà trước khi xuống đất. Nhìn thấy Hernandez vẫn còn vướng dù, bôi mặt ngụy trang, đeo kính che mắt, võ trang đến tận răng nào là khẩu CAR-15, Shotgun cưa ngắn nòng, súng phóng lựu M-79, dao găm, lựu-đạn đeo đầy mình. Viên Trung-sĩ văn-phòng quỵ xuống, lên cơn đau tim tưởng lầm là lính nhẩy dù cộng-sản tấn công.
Lần cuối cùng thực-tập, toán biệt-kích nhẩy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn-cứ, sẵn-sàng nhận công- tác. Toán Florida có nhiệm-vụ gắn máy nghe lén điện-thoại bên Lào, trên con đường địch mới xây, nằm về phiá Tây căn cứ Chu-Lai. Mục-tiêu này gần nơi mà toán biệt-kích Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965 trong hành-quân Shining Brass. Ðoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát phỏng đoán CSBV có chừng một sư-đoàn chính-quy 10,000 quân trong khu vực hoạt-động của toán Florida. Ðơn-vị bạn gần nhất cách năm mươi dặm, có một căn-cứ hỏa-lực do sư-đoàn 101 Nhẩy-Dù Hoa-Kỳ trấn đóng.
Khoảng quá nửa đêm ngày 28 tháng Mười Một 1970, toán biệt-kích Florida tập họp trong căn-cứ ở Long-Thành, leo lên chiếc C-130 Blackbird. Ðúng 2 giờ sáng, chiếc Blackbird đang bay trên cao độ 18,000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 71 giây, và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1500 bộ. Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp hai người một, nắm tay nhẩy ra. Ðại-Tá Pinkerton phát biểu ‘Họ phải có nhiều can-đảm mới dám làm chuyện này, nhẩy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện gì đang chờ họ ở dưới.
Toán biệt-kích bị phân tán, gom lại như sau. Sĩ-quan Việt-Nam và một biệt-kích Thượng, toán trưởng Newman cùng với một người Thượng, Sammy Hernandez và Mel Hill mỗi người xuống mỗi nơi. May mắn, không ai bị thương, đến sáng phi-cơ quan-sát Covey lên bao vùng cho toán biệt-kích ở dưới biết, đêm qua thả sai, cách mục tiêu sáu dặm, nơi họ xuống không có trên bản đồ hành- quân mà toán biệt-kích đem theo. Tuy nhiên toán biệt-kích Florida tiếp-tục làm nhiệm-vụ.
Toán Florida coi như chia thành bốn tiểu toán, hoạt-động độc- lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một toán bị lộ, yêu-cầu triệt- xuất có thể gây nguy hiểm cho những người còn lại. Hernandez tìm một chỗ để đặt máy nghe lén, anh chàng lần mò về nơi phát tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng nghe tiếng súng nổ phiá bên trái, rồi bên phải. Ðịch quân bắn báo hiệu? Họ đã tìm ra dấu vết của mình rồi chăng? Nhưng không, mấy binh sĩ CSBV đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ tìm ra dấu chân của Hernandez, thì kể như ... ‘bỏ ăn’.
Qua ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt, đeo AK vừa đi vừa nói truyện, như vậy chứng tỏ địch không biết có toán biệt-kích HALO xâm nhập. Ðến ngày thứ tư, tất cả các tiểu toán (bất đắc dĩ) biệt-kích đều trông thấy địch quân. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa tìm thấy đường dây điện-thoại của địch để đặt máy nghe lén. Bộ chỉ-huy đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát (SOG) quyết định đem toán biệt-kích về. Trực thăng Jolly Green CH-53 từ Thái-Lan qua bốc toán Florida tại bốn bãi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên vì rừng quá rậm.
Tháng Tư năm 1971, nhà viết báo Jack Anderson, viết một bài tường thuật về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washing Post. Ðể bảo mật, các chuyến xâm nhập qua Lào trong hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù-Dung. Ðầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Ðại-Úy Larry Manes làm trưởng toán, đã làm hai chuyến (tours) tại Việt-Nam, lên từ hàng hạ sĩ-quan, đang giữ chức đại-đội trưởng viễn-thám nơi bộ chỉ-huy Bắc (CCN). Larry Manes chọn ba toán viên Noel Gast, Trung-Sĩ Robert Castillo, và John ‘Spider’ Trantanella. Toán này hoàn toàn là người Mỹ.
Ngày 7 tháng Năm, toán HALO nhẩy dù điều khiển xuống khu vực nằm giữa thung lũng A-Shau và Khe-Sanh. Quân CSBV đang làm thêm đường, nối đường 921 từ đất Lào vào miền Nam Việt-Nam. Toán biệt-kích HALO trong lúc xuống, một quả mìn nhỏ chống người không chịu nổi áp-suất không khí phát nổ trong ba-lô Gast, làm anh ta bị thương nặng ở lưng khi xuống tới đất. Trantanella cũng bị thương gẫy chân, sáng hôm sau trực thăng phải vào đem hai anh chàng về. Năm hôm sau triệt-xuất hai người còn lại.
SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm có Trung-Sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, Trung-Sĩ James ‘J.D.’ Bath, Trung-Sĩ Jesse Campbell, và Madison Strohlein. Kinh nghiệm nhiều nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler (được huy chương Medal of Honor), và là chuyến thứ hai của anh ta tại Việt-Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện bên Okinawa và trại Long-Thành.
Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Ðà-Nẵng 60 dặm về hướng tây nam trên đất Lào. Hai toán biệt kích từ sở Bắc (CCN) xâm nhập trước đây, một toán chỉ ở dưới đất chừng bốn mươi lăm phút phải triệt-xuất. Toán thứ hai bị bắn tại khu vực bãi đáp phải bỏ chuyến xâm nhập. Không ảnh cho thấy binh trại của quân Bắc Việt có nhiều hỏa lò (bếp) và địch quân trồng trọt thêm hoa mầu.
Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22 tháng Sáu toán HALO lên đường. Bath nhẩy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Trời đổ mưa, các biệt-kích bị lạc mỗi người mỗi nơi. Waugh trông thấy đoàn quân xa của địch mở đèn di-chuyển cách vị-trí của chàng khoảng năm dặm về hướng bắc. Bath không trông thấy mặt đất, rơi trúng một cành cây lớn bị thương nơi lưng và chân, chẩy máu miệng, nằm bất tỉnh.
Strohlein cũng rớt vào cây bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống được. Phần Bath di-chuyển không được, anh chàng chuẩn bị vị-trí phòng thủ, đặt mìn Claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tầng số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC - Máy bay trinh-sát bao vùng), chàng biết được, Campbell đang bị địch săn đuổi. Toán biệt-kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước nhưng chàng trả lời, lo cho Strohlein trước vì anh ta bị nặng hơn.
Vướng trên cây, và rừng quá rậm, trực thăng không xác định chính-xác vị-trí của Strohlein, lại thêm sương mù che phủ. Cùng đường Strohlein thả trái khói mầu đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy. Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói mầu kéo tới. Strohlein báo lên cho trực thăng rằng đã trông thấy địch quân.
Trời càng nhiều mây, trực thăng bốc được Campbell và Waugh đem về. Ðến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai quân nhân Mũ-Xanh phải nhẩy xuống cột Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên. Rặng núi nơi Strohlein bị kẹt, mây vẫn che phủ...
Sáng hôm sau, thức dậy trong bệnh viện ổ Ðà-Nẵng, trước mặt Bath là Billy Waugh, anh chàng hỏi ‘Strohlein nằm đâu? . ... Trưởng toán biệt-kích HALO trả lời ‘Mình không đem Strohlein về được... tụi nó...’. Ngày hôm sau, SOG đem vào một trung-đội tiếp ứng Hatchet Forces tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy, bản đồ của Strohlein rớt trên mặt đất. Tuy nhiên cho đến giờ quân Bắc Việt vẫn trả lời, không biết về chàng biệt kích Strohlein.
Tình hình càng trở nên nguy hiểm cho các toán biệt kích trong đơn vị SOG. Tổn thất lên cao, ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Forces đem lại thảm-họa ngay tại bãi đáp. Hành quân Crimson Tide, cả trung-đội tiếp-ứng bị tiêu-diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công binh-trạm điều khiển đường mòn Hồ-Chí-Minh bên Lào, kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, đột kích Trung-Ương Cục Miền Nam (Cục R) bên Miên, Jerry ‘Mad Dog’ Shriver bị mất tích.
Toán HALO thứ tư do Ðại-Úy Jim Storter làm trưởng toán, Trung-Sĩ Nhất Newman Ruff, Trung-Sĩ Miller Moye và Trung-Sĩ Jim Bentley. Họ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, Tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trỏ ngại khi xuống, tập họp và lục soát mục-tiêu bốn ngày rồi triệt-xuất êm thấm.
Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện gồm toán trưởng Trung-Sĩ Nhất Dick Gross, Trung-Sĩ Nhất Mark Gentry, Bob McNair, Trung-Sĩ Howard Sugar và Thượng-Sĩ Charles Behler. Toán này thám-thính khu vực thung-lũng Ia-Drang cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên đất Miên.
Theo tài liệu ‘SOG’, John Plaster, Simon & Schuster.
Carrollton, Texas
Bạch-Hổ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment