Tài liệu về Chiến Tranh Ngoại Lệ trang Blog's Nha Kỹ Thuật đã bị đánh cắp bởi một số nhà xuất bản nổi tiếng tại Việt Nam và được in thành sách với tựa đề "Cuộc Chiến Bí Mật Hồ Sơ Lực Lượng Biệt Quân Ngụy" Danh xưng Biệt Kích như tiếng đạn bay của đầu đạn "Bắn Tỉa" Kill One and Terrify Thousands, một viên đạn bắn đi hàng ngàn người hoãng sợ, Biệt Kích một đơn vị Tình Báo Chiến Lược và có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, như nỗi sợ hãi của Bộ Đội Miền Bắc trong "Đường Đi Không Đến" của Xuân Vũ.
Tuesday, June 23, 2009
VNCH và Đài Loan Trong Chiến-tranh Ngoại Lệ.
Một trong những công-tác bí-mật của SOG bao gồm những hoạt-động chung với Trung-hoa quốc-gia. Sự phối-hợp này nằm trong ước mơ của Tưởng-giới-Thạch là lấy lại lục-địa Trung-hoa bị mất vào tay Mao-trạch-Ðông năm 1949 và trở thành Cộng-hoà nhân-dân Trung-hoa. Ngay từ lúc khởi đầu, người Mỹ đã làm Tưởng thống-chế tràn chề hi-vọng. Chẳng hạn Hoa-thịnh-Ðốn giúp đỡ trang-bị cho các du-kích quân của các đảng phái quốc-gia ẩn-náu trong vùng rừng núi Miến-điện chống lại chính-quyền Hoa-lục. Bắt đầu từ năm 1951 và tới hai năm sau đó, mặt trận này đã mở được khoảng 7 trận đột-kích lẻ tẻ vào mạn sườn biên-giới phía Nam của Trung-cộng và tất cả đều không thành-công.
Sau khi chiến-dịch Miến-điện bị thất-bại, hậu bán thập-niên 50, Tưởng củng-cố lại lực-lượng quân-đội. Âm thầm, CIA yểm-trợ những chuyến xâm nhập của các toán biệt-hải thuộc Trung-hoa dân-quốc. Cho tới năm 1957 cường lực này được gia tăng bằng những cuộc đột-kích chớp nhoáng vào lục-địa bởi những toán biệt-kích. Một cuộc tấn-công dữ-dộI nhất vào ngày 2/10 gồm 28 BKQ đột-kích cửa sông Pehling ; họ rút lui sau khi bị chống trả bằng pháo-binh và đại-liên của lực-lượng dân quân phòng-vệ.
Những cuộc đột-kích dọc miền duyên-hải lục-địa chỉ làm Trung-cộng hơi bực bội. Tưởng-giới-
Thạch quyết-định thọc sâu vào nội-địa. Những cuộc hành-quân này phải nghĩ tới việc thả dù những toán biệt-kích. Thi-hành dự-án này, vào tháng 9/1957 Tưởng thân-hành trình-bầy cho đại-sứ Hoa-kỳ ở Ðài-bắc kế-hoạch thành-lập một đơn-vị đặc-biệt xâm nhập vào lục-địa và khích-động dân chúng nổi lên lật đổ chế-độ CS. Phấn-khởi với đề-nghị này, tháng Hai sau đó Hoa-thịnh-Ðốn ra lịnh cho nhóm cố-vấn quân-sự tại Ðài-loan giúp đỡ Tưởng thành-lập một binh-đội lực-lượng đặc-biệt với quân số là 3.000 người.
Không thoả-mãn với chỉ một đội binh 3.000, Tưởng lập thêm 2 binh-đội LLÐB trong liền 2 năm sau đó. Và ông bắt đàu thả họ vào sâu trong lục-địa. Trong một điệp-vụ cuối tháng Tư năm 1960, CIA thả một toán năm người vào tỉnh Anhui. Theo như dự-tính dựa theo tin tình-báo của Ðài-loan toán sẽ đựợc tiếp đón bởi khoảng 500 người dân lục-địa có cảm-tình với Tưởng. Thực-tế, toán nhẩy ngay xuống một công-trường xây cất đập nước và bị rượt đuổi ngay tức-khắc. Liên-lạc vô-tuyến với Ðài-loan, họ xin tiếp-tế. Nhưng lúc này tình-hình chính-trị toàn cầu đang rất phức-tạp. Một chiếc U2 của CIA vừa mới bị bắn rơi bên liên-bang Sôviết, làm cho chính-quyền Eisenhower
tạm thời chấm dứt những phi-vụ do-thám trên không-phận các nước thuộc khối CS. Tuyệt-vọng, viên trưởng toán trách than, rồi nổi giận trên tầng số vô-tuyến với viên chức CIA liên-hệ trước khi sa vào tay quân địch.
Những thất-bại này không làm cho Tưởng quan-ngại. Vào mùa hè năm 1961 ông có 4 binh-độI LLÐB với tổng số 12.000 biệt-kích nhẩy dù, một tập-hợp binh chủng đặc-biệt lớn nhất trong các quốc-gia Á-châu. Thêm vào đó, ông lập nên : Phong-trào Quốc-gia chống Cộng cứu quốc với 5.500 tay súng gồm toàn những người di-cư từ lục-địa, đội quân này sẽ dùng làm lực-lượng chính để tấn-công và lật đổ chính-quyền CS Hoa-lục.
Cho dù được tăng số lượng, trận chiến bí-mật của Trung-hoa dân-quốc gặt hái kết-quả rất khiêm-nhường qua những năm đầu của thập-niên 1960. Thường thường, các toán bị bắt ngay sau khi nhẩy dù xuống tới đất. Nhiều lần hệ-thống phòng-không năng-động của Trung-cộng đã bắn rớt máy bay xâm nhập trước khi đến được địa-điểm thả toán : ít nhất 5 máy bay RB-69, loại máy bay nòng cốt dùng để thả toán bị bắn rơi trong năm 1964.
Không-phận Trung-cộng càng ngày càng trở nên nguy-hiểm. Biệt-kích quân của Tưởng quay qua miền biển. Cuộc hành-quân lớn nhất của họ vào mùa hè 1963 khi 26 BKQ của Phong-trào Quốc-gia chống Cộng cứu quốc xử-dụng 2 tầu đổ bộ tiến vào hải-phận Bắc-Việt. Ngáy 23/7 hai tầu này vào tới Bạch-long-vĩ, một đảo nhỏ không dân cư nằm giữa Hải-phòng và đảo Hải-nam. Năm ngày sau, họ đi thẳng lên hướng Bắc, dừng lại ở ven biển Quảng-ninh, từ đó các BKQ chuyển lên các ghe đổ bộ và tiến vào bờ. Họ dự-định xâm nhập dọc theo biên-giới Bắc Việt-nam
và Trung-cộng rồi đi sâu vào nội-địa và thiết-lập một nhóm du-kích chống cộng.
Các BKQ chỉ vừa đặt chân lên bãi cát là bị lực-lượng biên-phòng của Bắc-Việt bao vây. Trong cuộc chạm súng, 7 tử trận, 2 tự sát và 17 BKQ bị bắt làm tù-binh.
Ðài-loan không biết là 2 tuần trước đó, Nam Việt-nam đã cho xâm nhập toán biệt-hải tên Dragon cũng vào nơi đó của tỉnh Quảng-ninh, do đó nơi này đang bị canh chừng nghiêm-ngặt và toán BKQ của Trung-hoa quốc-gia đã rơi ngay vào mũi súng chờ sẵn của địch-quân.
Cuộc hành-quân này có vẻ như là thiếu sự hợp-tác chặt chẽ giữa Ðài-bắc và Sàigòn, nhưng thật ra không phải vậy. Thật sự, liên-lạc quân-sự giữa hai quốc-gia đã có từ tháng 5/1960, khi Tưởng gởi 3 sĩ-quan liên-lạc tới Sàigòn để liên-hệ công-tác xâm nhập. Ba tháng sau đó, một toán người nhái của Nam Việt-nam đã qua Ðài-loan để được xuyên-huấn. Tháng Hai sau đó, Ngô-đình-Cẩn người em đầy quyền-lực của TT Diệm thăm viếng Trung-hoa quốc-gia và đề-nghị Ðài-loan gởi huấn-luyện-viên người nhái qua Nam Việt-nam. Trong khi chuyện gởi huấn-luyện-viên qua Nam Việt-nam không bao giờ trở thành hiện-thực, thì cuối năm đó một toán LLÐB Ðài-loan được gởi sang hoạt-động ở vùng châu-thổ sông Cửu-long.
Khi hoạt-động ở vùng châu-thổ, toán biệt-kích Ðài-loan làm việc với cha Nguyễn-lạc-Hoá, một linh-mục Thiên-chúa giáo chống cộng. Cha Hoá đã từng là trung-tá trong quân-đội Trung-hoa của Tưởng khi còn trong lục-địa. Sau khi Tưởng chạy ra Ðài-loan, cha Hoá chạy xuống phương Nam, miền Ðông-dương thuộc Pháp. Ông tìm được nơi trú-ẩn an-toàn dưới chế-độ nhân-ái, trọng Thiên-chúa giáo của giới lãnh-đạo ở Nam Việt-nam. Xuống tỉnh An-Xuyên, miền cực Nam của vùng châu-thổ sông Cửu-long, cha Hoá đoàn-ngũ hoá con chiên thành lực-lượng tự-vệ. Với sự trợ giúp của toán LLÐB Ðài-loan, chẳng bao lâu họ quét sạch du-kích Việt-cộng ra khỏi địa-phương.
Trong khi cha Hoá đặt trọng-tâm vào An-Xuyên, ông vẫn luôn luôn cổ-võ cho vấn-đề xâm nhập, khuấy-rối miền Bắc Việt-nam. Cho tới lúc cuối ông vẫn duy-trì liên-hệ chặt chẽ với Ð/tá Tung và Ð/úy Linh của Sở liên-lạc phủ tổng-thống, ông giới-thiệu với họ những người có thể huấn-luyện để trở thành điệp-viên, tuyển-lựa trong đám con chiên thuộc cộng-đồng công-giáo di-cư của ông. Qua tay cha Hoá, CIA thâu nhận một viên Ð/úy đứng tuổi của quân-lực Nam Việt-nam tên là Lương-Hàng, gốc người Nùng làm sĩ-quan điệp-vụ.
Chính-quyền ông Diệm đổ vaò tháng 11/1963. Cha Hoá cũng bị lu mờ từ đó. Liên-lạc giữa Sàigòn và Ðài-bắc vẫn tiến-triển. Máy bay C-123 với phi-hành đoàn Ðài-loan đã thả hàng loạt toán xâm nhập vào miền Bắc Việt-nam. Từ những hợp-tác này, Tướng Nguyễn-văn-Thiệu của quân-lực Nam Việt-nam qua Ðài-loan tháng 6/1964 để bàn-bạc thêm về hợp-tác quân-sự. Vài tháng sau, khoảng tháng 10 MACV và Nam Việt-nam đồng-ý cho thiết-lập một phái-bộ Trung-hoa dân-quốc gồm 15 người, cố vấn cho Nam Việt-nam về chiến-tranh tâm-lý và chính-trị.
Sàigòn cần nhiều sự giúp đỡ hơn là chỉ một nhóm nhỏ cố-vấn. Tháng 8/1965, Thủ-tướng Nguyễn-cao-Kỳ đi Ðài-loan và trở về với nhiều cam-kết được giúp đỡ về kỹ-thuật và vật-liệu. Thêm vào đó Trung-hoa dân-quốc còn gián-tiếp đề-nghị là họ sẵn-sàng đáp-ứng cho thêm nếu cần, các trợ giúp khác. Lời hứa-hẹn lửng-lơ này trở thành rõ ràng khi cuối tháng đó Tr/tá Ngô-thế-Linh lúc đó là chỉ-huy trưởng của nhóm biệt-hải qua Ðài-loan bàn về vấn-đề gởi điệp-viên từ miền Nam xâm nhập vào Bắc-Việt và Tầu-cộng. Miền Nam cung-cấp điệp-viên và gởi sang huấn-luyện tại Ðài-loan. Ðài-bắc cũng hứa sẽ cung-cấp giấy tờ giả-mạo và tầu siêu-tốc để gởi điệp-viên xâm nhập duyên-hải miền Bắc. Một số khác sẽ xâm nhập từ Cao-miên và Lào bằng phương-tiện máy bay thương-mại.
Ngay khi những lời hứa-hẹn này được tuyên-bố, kế-hoạch dự-định đã được phái quốc-gia cực-đoan ở Ðài-loan ủng-hộ. Ðến tháng 9, không chờ ý-kiến từ Nam Việt-nam, 4 điệp-viên thẩm-thấu vào Hoa-lục bằng cách du-hành hợp-pháp qua ngã Nam-vang và Vạn-tượng. Cho mãi đến đầu năm sau đó, sự hợp-tác bí-mật với Ðài-loan mới được khơi lại và lần này, SOG đóng vai chính-yếu.
SOG ve-vãn với Ðài-loan là một điều dễ hiểu, vì mối giao-hảo giữa Bắc Việt-nam và Tầu-cộng lúc đó. Trong thập-niên 60, hai quốc-gia này bài-xích lẫn nhau một cách tệ-hại, dẫn đến chỉ trích lẫn nhau một cách hạ-cấp. Chót cùng của màn võ mồm này là Việt-cộng nhìn Trung-cộng với con mắt nghi-ngờ. Hiềm-khích càng tăng lên khi liên-bang Sôviết đột-ngột tăng viện-trợ quân-sự cho Hà-nộI trong năm 1965 làm cho Bắc-kinh càng lên ruột hơn. Trong khi Bắc-kinh ngoài mặt cố gắng giữ sự đoàn-kết với Bắc Việt-nam, nhiều nhà quan-sát ngoại-giao đoan chắc rằng, bề trong mâu-thuẫn giữa hai quốc-gia rất là căng-thẳng.
Tình-trạng căng-thẳng này giúp cho Hoa-thịnh-Ðốn và Ðài-bắc cơ-hội thuận-tiện để thiết-lập một cuộc chiến-tranh ngoại lệ. Tháng 5/1965 bộ-trưởng quốc-phòng Ðài-loan, Tưởng-kinh-Quốc con của Tưởng-thống-chế đề-nghị thả biệt-kích xuống Tây-nam Trung-hoa lục-địa để phá đường tiếp-liệu của Hà-nội, 4 tháng sau Hoa-thịnh-Ðốn rỉ tai Ðài-bắc cho thả dù điệp-viên Trung-hoa quốc-gia xuống gần biên-giới Bắc Việt-nam để nghe lén mạng lưới truyền-tin của Bắc-kinh. Quả là một hành-động cương-quyết, chính-sách Hoa-kỳ đã thay đổi. Từ năm 1956, Hoa-thịnh-Ðốn đã nhiều lần tự-chế, né tránh những cuộc chạm trán với lục-địa nhưng 9 năm sau họ đã khởi-động, khuyến-khích đám quốc-gia cực-đoan khuấy-rối Hoa-lục. Tưởng-kinh-Quốc không thể bỏ mất cơ-hội may mắn này. Mỗi bên có nguyên-do riêng cho hành-động này: Hoa-kỳ cần tin-tức tình-báo, trong khi Ðài-loan thấy có cơ-hội để gởi điệp-viên vào tỉnh Vân-nam. Nhiệt-tình của Ðài-bắc làm cho Hoa-thịnh-Ðốn nghi-ngại, e rằng Ðài-bắc quá hăng-hái và chuyển căn-bản từ những toán thám-báo thành một cuộc chiến thực-thụ. Ðể tránh chuyện này xẩy ra, cho SOG dính-líu vào để cầm chân Ðài-bắc.
Ðược chuyển từ kế-hoạch khởi đầu là các toán người Trung-hoa quốc-gia, nay hợp-tác với SOG, kế-hoạch hành-quân thay đổi. Ðáng lẽ gởi điệp-viên Ðài-loan vào thẳng Vân-nam, SOG đề-nghị thả những toán nằm dài hạn xuống tỉnh Lào-cai, nằm dọc theo biên-giới Việt-nam và Trung-cộng. Những toán này sẽ được xử-dụng để quan-sát lưu-lượng giao-thông: đường bộ, đường hoả-xa và tầu bè di-chuyển xuôi hướng Ðông-nam từ Trung-cộng xuống Hà-nội.
Không có gì đáng ngạc-nhiên khi đề-nghị của SOG về mục-tiêu Lào-cai làm cho Trung-hoa quốc-gia rất phấn-khởi. Trong khi bàn soạn, Ðài-bắc đồng-ý chuyển bãi đáp ra phía Ðông-bắc thuộc tỉnh Hà-giang, khu-vực đồi núi và thưa dân. Hà-giang không có nhiều mục-tiêu chiến-lược như Lào-cai, nhưng Hà-giang có một biên-giới dài và hoang-vu ăn sâu vào đất Trung-cộng. Theo như chương-trình sắp xếp lại; một toán Việt-nam sẽ nhẩy xuống Hà-giang và làm an-ninh bãi đáp trước cả tháng, sau đó một toán Trung-hoa quốc-gia sẽ nhẩy xuống hiệp-đoàn với họ. Và rồi họ sẽ cùng tiến về phương Bắc vào lãnh-thổ Trung-cộng.
Kế-hoạch quả là quá lạc-quan. Thành-quả các toán dài hạn của SOG thật là lèm nhèm, của Ðài-loan lại còn tệ hơn. Bỏ ngoài tai những thất-bại thảm-thương trước đó, kế-hoạch được thi-hành. Ðài-bắc rất nóng nẩy chờ thả biệt-kích vào lục-địa, nhất là lại được ô dù của Mỹ che chở.
Trong khi SOG chưa có thể chứng-minh được lợi-ích thực-tiễn của cuộc hành-quân, bộ-trưởng quốc-phòng được thông-báo về kế-hoạch vào tháng 10/1966 và CINPAC chấp-thuận tháng 5 sau đó.
Tại Long-thành, phần người Việt một nửa toán nhẩy vào Hà-giang bắt đầu thành-lập tháng 8/1966. Sĩ-quan điệp-vụ là thiếu-tá Lương-Hàng, viên sĩ-quan Nùng mà cha Hoá tiến-cử trước đó,
được gọI bí-danh là Mathieu. Hàng là người đáp-ứng đủ điều-kiện cho điệp-vụ hợp-tác với Ðài-bắc
vì ông có dòng máu Trung-hoa và nói được tiếng Tầu.
Dưới quyền điều-khiển của Mathieu, một lớp điệp-viên 30 người, sàng-xẩy được 12 BKQ, tiến-hành tập-luyện tại Long-thành. Ðặt tên là toán Red-Dragon, tất cả là người Việt miền Bắc. Ðược chọn làm toán trưởng là Nguyễn-thái-Kiên (*) một quân nhân kinh-nghiệm, đã trải qua nhiều cuộc giao-chiến với Việt-minh trong chiến-dịch biên-giới, dọc theo lân-quốc Trung-hoa và trận chiến Ðiện-biên-phủ. Vào Nam sau 1954, ông gia-nhập lực-lượng nhẩy dù của chính-phủ quốc-gia và thuộc nhóm thiếu-úy trẻ tình-nguyện qua SOG cuối năm 1965,và là toán trưởng người Việt trong các cuộc hành-quân Shinning-Brass hoạt-động vượt-biên qua Lào.
Từ đàu năm 1967, toán Red-Dragon được huấn-luyện tại Long-thành. Các toán viên được thực-tập phá-hoại và xử-dụng tất cả các loại vũ-khí, kể cả loại hoả-tiễn 3,5 inch. Họ cũng được học gấp rút tiếng Tầu.
Ngày 24/2, toán Red-Dragon được hội-nhập với nửa phần kia là các quân-nhân LLÐB của Trung-hoa quốc-gia. Ðể khỏi bị lộ tông-tích, nhóm 13 người Ðài-loan này được đặt tên bằng tiếng Việt.
Trong 6 tháng, toán Red-Dragon hỗn-hợp này sát cánh thực-tập với nhau tại Long-thành. Ngày mãn khoá, vào tháng Tám, họ được thả xuống một nơi gần Ðà-lạt, hành-quân thực-thụ để thực-tế chiến-trường. Chạm địch, hạ-sát 2 du-kích, bắt sống 2 tù-binh và tịch-thu 5 súng trường.
Vào giữa tháng Chín, một nửa toán Red-Dragon của ngườI Việt chỉ còn lại có tám người, được trải qua những trắc-nghiệm cuối cùng. Toán trưởng Kiên được vinh thăng Ð/úy, viên toán phó Phạm-xuân-Kỳ lên một cấp là Th/sĩ. Mathieu cùng Ð/úy Frederic Caristo của SOG trao đổi với họ những lời dặn dò cuối cùng. Kiên giao hẹn sẽ liên-lạc với Sở trong vòng 3 ngày sau khi tới mục-tiêu, nếu không kể như đã rơi vào tay địch. Nhiệm-vụ của họ là chờ cho đến khi phần nửa toán còn lại của Trung-hoa quốc-gia nhẩy xuống, hội-nhập với họ và tiến vào Trung-hoa lục-địa.
Ngày 21/9, cả 8 BKQ mặc đồ bảo-hộ nhẩy dù và leo lên một chiếc MC-130. Hầu hết đồ tiếp-liệu của họ để trong một kiện hàng lớn, trong có máy phát tín-hiệu và mỗi điệp-viên đều có trang-bị máy dò tìm, để khi xuống đất trong đêm tối, họ tìm lại tiếp-liệu và hội lại với nhau không mấy khó khăn.
Cất cánh vào ban đêm, máy bay ghé qua Nha-trang, Từ đó bay vòng ra vịnh Bắc-Việt theo hình vòng cung, ngược chiều kim đồng hồ. Với những phi-cụ tối-tân, phi-hành đoàn cho phi-cơ bay thật thấp về hướng Tây, dọc theo dẫy núi non hiểm-trở giữa Bắc Việt-nam và Trung-cộng.
Ðúng 2 giờ sáng trên không-phận tỉnh Hà-giang, bửng sau máy bay hạ xuống. Toán được chia làm hai như đã hoạch-định trước; đồ tiếp-liệu và toán trưởng sẽ nhẩy xuống trước, tiếp theo đó là chuyên-viên truyền-tin và các toán viên. Có một điều không dự-định trước là gần hết nhân-viên của toán Red-Dragon bị say máy bay. Không biết là tại vì căng thẳng thần-kinh hoặc vì chuyến bay bị nhồi sóc quá độ, các BKQ trừ một ngưòi Việt và hai chuyên-viên thả dù người Mỹ, số còn lại thay phiên nhau nôn mửa trên sàn tầu.
Khi ngọn đèn xanh bật lên, toán Red-Dragon đều đã rệu-rã. Ðể làm gương, Kiên và kiện hàng biến mất trong không-gian. Phàn-nàn chuyến bay làm cho quá mệt mỏi, chuyên-viên phá-hoại Trịnh-quốc-Anh khuỵu xuống và không chịu nhẩy. Thấy vậy, toán viên thứ hai cũng từ-chối và rồi toán viên thứ ba. Một phút đã trôi qua và chuyên-viên thả dù phải khuyến-khích, xô đẩy toán Red-Dragon ra cửa sau phi-cơ.Trong khi đó Kiên và kiện hàng tiếp-liệu đã rơi xuống một khoảng cách khá xa. Cuối cùng 6 toán viên khác cũng nhẩy. Không có cách nào làm cho Anh rời máy bay được; anh ta ở lại trên chiếc MC-130E bay trở lại Nam Việt-nam ( Trịnh-quốc-Anh sau này bị bắn chết bởi một toán viên khác, khi gây-gỗ với nhau về việc chia phiên đi lấy nước, trong một cuộc hành-quân cũng ở Bắc Việt-nam ).
Rời khỏi máy bay cuối cùng là Nguyễn-hữu-Tấn, một người công-giáo quê ở Thái-bình, nhân-viên cứu thương của toán, Tấn nhìn thấy những cánh dù của đồng-đội nở hoa dưới ánh trăng.Anh cũng nghe tiếng xe tải và ánh đèn từ một trạm biên-phòng, anh biết chắc rằng họ sẽ bị lộ khi tới được mặt đất.
Ðáp xuống một bụi tre mọc giữa lưng đồi, Tấn tháo gỡ đai dù. Các BKQ được lịnh thâu-hồi dù và phá-hủy với một dung-dịch acid đặc-biệt để phi-tang. Nhưng dù của Tấn mắc cao trên ngọn tre, anh bỏ mặc đó và di-chuyển khỏi bãi đáp. Bởi vì có sự chậm trễ do dằng co khi nẫy trên máy bay, giờ đây anh đáp xuống hướng Tây-nam và cách mục-tiêu là biên-giới Tầu gần 50 cây số. Mặc dầu đây là khu thưa dân cư, cũng có một con lộ đi qua và được canh gác bằng một lực-lượng phòng-vệ đông đảo của Bắc-Việt và một pháo-đội phòng-không của Trung-cộng.
Tính thầm rằng kiện đồ tiếp-liệu phải rơi xuống thung-lũng phía dưới, Tấn bật máy dò tín-hiệu, vì dùng dằng khi nhẩy nên khoảng cách hai nơi đã quá xa, quá tầm hoạt-động của máy. Với tiểu-liên Thụy-điển trên tay ( Sweedish-K, bắn đạn 9mm ), Tấn mò xuống chân đồi vì nghĩ rằng đồng-đội đã đáp xuống đó. Chỉ trong ngày, anh gặp được chuyên-viên truyền-tin Lê-trung-Tín. Máy rà tín-hiệu của Tín cũng không hoạt-động, họ không có cách nào để kiếm đồ tiếp-liệu gồm đồ ăn, quần áo và máy đánh morse GRC-109 để liên-lạc với Sàgòn qua trung-gian đài tiếp-vận BUGS ở Phi-luật-Tân. Máy phát tuyến cầm tay HT-1 cũng không hoạt-động hữu-hiệu trên miền núi non làm họ cũng không thể liên-lạc được với các toán viên khác.
Ròng rã hai ngày, hai BKQ đi ruồng trong rừng để kiếm đồng-đội. Ðơn-độc và đói, cuối cùng họ quyết-định tìm đường qua Lào. Chỉ một ngày sau, các toán tuần-tiễu Bắc-Việt tìm ra họ, Tấn và Tín bị bắt một cách dễ dàng.
Ba toán viên khác của toán Red-Dragon cũng chỉ may mắn hơn một chút. Rơi xuống thung-lũng, họ gặp lại nhau ngày hôm sau; ở gần kiện hàng hơn, máy dò tìm của họ hoạt-động,mò theo đó họ tiếp-tục đi về phương Bắc. Họ đi gần một tuần mà cũng không tìm ra đồ tiếp-liệu. Tới lúc đó
Bắc Việt-nam đã huy-động lực-lượng càn quét khu-vực trung-du, chẳng bao lâu cả 3 BKQ bị bao vây và bắt giữ.
Vài ngày sau đó, hai người còn lại của toán Red-Dragon cũng bị bắt nốt. Bắc-Việt dùng nhân-viên truyền-tin bắt liên-lạc với BUGS. Trước khi ra đi, các BKQ đã hẹn là trong vòng 3 ngày sẽ gọi về. Giờ đây, sau gần 2 tuần họ mới liên-lạc, SOG không tin là họ được an-toàn. Mathieu lại tin rằng mọi chuyện đều xuông-sẻ và yêu-cầu tái tiếp-tế. Ngày 17/10 trong một phi-vụ oanh-tạc, một chiếc Phantom F-4C xé bầy bay tới Hà-giang và thả đồ tiếp-tế, ngụy trang trong vỏ bom napalm.
Không phải chỉ có SOG nghi-ngờ, Ðài-loan cũng e-dè và giữ các BKQ của họ ở lại Long-thành. Trước khi quyết-định gởi BKQ của họ ra Bắc, họ yêu-cầu gởi điệp-viên xuống Hà-giang để kiểm-chứng tình-trạng của toán Red-Dragon. Toán mới, Red-Dragon Alpha chỉ có hai nhân sự. Một trong 2 người đó là Trịnh-quốc-Anh, người đã từ-chối nhẩy vào mục-tiêu lần trước.
Không phải là một toán tiếp-ứng bình thường, Red-Dragon Alpha sẽ nhẩy vào, ở lại mục-tiêu 2 tuần-lễ để xác-định mức an-toàn của toán Red-Dragon, rồi sẽ được triệt-xuất bằng phương-cách Fulton- Skyhook system ( Vớt người bằng hệ-thống móc trang-bị trước mũi của C-130, và khi máy bay đã bình-phi, người được cứu lúc đó bay theo phía sau của máy bay sẽ được kéo vào trong phi-cơ theo lối cửa sau, phương-pháp này rất là nguy-hiểm, chỉ được xử-dụng khi đã vô-kế khả-thi).
Toán Red-Dragon Alpha được sắp-xếp để nhẩy vào mục-tiêu tháng giêng 1968. Tuy nhiên, sau những trao đổi truyền-tin, SOG đánh hơi được người của mình đã sa vào tay giặc nên bãi bỏ kế-hoạch dự-định và Ðài-bắc đã rút toán biệt-kích của họ về.
Lược-dịch Nguyễn-đức-Tuấn
Chú-thích: (*) ngườI dịch có hân-hạnh tiếp chuyện Ð/úy Nguyễn-thái-Kiên nhân dịp tham-dự buổI hội-ngộ thứ 25 của
LLÐB Hoa-kỳ tổ chức tại Plaza hotel, Las-Vegas cuối tháng 9/2001 và được gởi tặng quyển Spies & Commandos này. Cảm-động vì phong-thái cương-cường của người ngã ngựa, nỗI nhục-nhằn mà những người con thương yêu của Tổ-quốc phải gánh chịu : bao nhiêu năm lính, bấy nhiêu năm tù !!! Kẻ hèn này chỉ là một đàn em sinh sau đẻ muộn của anh Kiên, muốn góp ý với bạn đọc bốn phương có một cái nhìn thực-tiễn về hai chữ ANH-HÙNG.
Phút cuối cùng lao vào cõi chết làm gương cho kẻ khác. Ðã có bao nhiêu tướng-tá của ta làm được như vậy khi Tổ-quốc yêu-cầu !!! Mặc dù anh Kiên thất-bại, cũng như cả miền Namđã thất-bại vì rất nhiều nguyên do, nhưng: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu chúng ta bớt nỗi vị-kỷ, yêu nước nhiệt-tình hơn ( chứ đừng yêu nước bằng mồm, bằng máu xương của kẻ khác ) trưởng thành về chính-trị hơn ( đừng ăn cơm Quốc-gia mà thờ ma CS ) cấp lãnh-đạo, nhà trí-thức có liêm-sỉ, có trách-nhiệm hơn thì dầu ta có thua, vẫn có điều đáng để tự-hào. Những người như anh Kiên, mất hết tuổi thanh-xuân trong cuộc chiến, mòn mỏi trong ngục tù. Họ đáp lời sông núi và giờ đây ôm một trời uất-hận!!! Anh Kiên, các anh không lẻ loi, chúng tôi, con dân nước Việt luôn luôn ghi nhớ sự hy-sinh cao cả của các anh vá các đồng-độI đã gục ngã ngày nào!
Toán Red-Dragon
nguyên-tác : Spies & Commandos
Kenneth Conboy & Dale Andradé
(Thân tặng Kiên vớí lòng thương mến và cảm-phục)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment